Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Một Bài Học Lịch Sử Còn Để Lại Dấu Tích Văn Chương

09 Tháng Năm 201407:23(Xem: 17331)
Một Bài Học Lịch Sử Còn Để Lại Dấu Tích Văn Chương


1.
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta. Một giai đoạn đen tối của lịch sử dân tộc bắt đầu từ đây và đã được danh nhân văn hóa thế giới là Nguyễn Trãi ghi tả bằng ngôn ngữ văn chương :”Quân cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ“.(1)

Thấy rõ bộ mặt giả dối, gian ác của kẻ thù và bè lũ Việt gian, con cháu nhà Trần khởi binh đánh giặc cứu dân, cứu nước. Không còn tin tưởngnăng lực lãnh đạo của Giản Định Đế Trần Quỹ, vị tướng văn võ toàn tài Đặng Dung phò Trần Quý Khoách lập căn cứ ở Nghệ An, lấy niên hiệu là Trần Trùng Quang. Năm 1413, bị tướng nhà Minh là Trương Phụ đuổi đánh, Quý Khoách phải chạy vào Hóa Châu, rồi cử mưu sĩ là Nguyễn Biểu đến trại tướng Tàu ở Nghệ An để xin hòa và cầu phong.

Trước thái độ ngoan cố, thoái thác quanh co của Trương Phụ, Nguyễn Biểu tức giận mắng chửi : “Chúng bay trong bụng thì chỉ lo đường chiếm giữ, ngoài mặt lại giương tiếng đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp; trước thì nói sang lập họ Trần, sau lại đặt quận huyện để cai trị, rồi tìm kế để vơ vét của cải, ức hiếp sinh dân; chúng bay thật là đồ ăn cướp hung ngược!”(2)

Thử thách gan dạ của sứ giả Việt Nam, Trương Phụ sai nấu một cái đầu người rồi dọn cỗ mời ăn ! Không sợ hãi, Nguyễn Biểu dùng đũa gắp hai tròng mắt bỏ vào miệng nuốt ngon lành ! Ban đầu, vì cảm phục khí tiết của sứ thần nhà hậu Trần, Trương Phụ tha cho về, nhưng về sau, nghe lời xúi giục của tả hữu, y thay đổi ý kiến, sai quân đuổi theo bắt lại, rồi trói vào chân cột cầu sông Lam cạnh chùa Yên Quốc. Vào ban đêm, thủy triều dâng cao, vị sứ giả anh hùng của nước Việt chết ngộp dưới chân cầu…

2.
Lần đi sứ bi hùng và sự hi sinh anh dũng của sứ giả Nguyễn Biểu đã để lại dấu tích trong lịch sử văn học nước nhà. Ngoài ba bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú (3) còn có bài tụng của Sư chùa Yên Quốc cầu cho Nguyễn Biểu và bài văn tế của Trần Trùng Quang tế Nguyễn Biểu. Nếu cả năm tác phẩm này cung cấp cho hậu thế những tài liệu xác thực về văn học chữ Nôm đời Trần thì bài tụng và bài văn tế là hai bằng chứng sinh động để chúng ta khẳng định Phật giáo đã đồng hành với dân tộc qua lịch sử ngàn năm.

Phật tử chúng ta đều biết đời Lý và đời Trần là thời cực thịnh của Phật giáo Việt Nam. Cho nên, không còn nghi ngờ gì nữa, đối với một tu sĩ Phật giáo của thời đại hoàng kim ấy, vào chùa là bước vào cửa Không để tu, để sống thanh cao với “mùi thiền” là “muối dưa” và “màu thiền” là “nâu sồng“, vì “Sự đời đã tắt lửa lòng/ Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi !“(4) Thế nhưng, cũng giống như các bậc chân tu của hai triều đại Lý Trần, ngọn lửa của tình yêu nước thương dân không bao giờ “tắt” trong trái tim của vị tu sĩ chùa Yên Quốc. Bằng cảm xúc của một người Việt yêu giống nòi, nhà Sư chùa Yên Quốc đã viết bài kệ ca tụng đức tính trung kiêntinh thần bất khuất của sứ thần Nguyễn Biểu :

“Trần quốc xẩy vừa mạt tạo , sứ hoa bỗng có trung thần.
Vàng đúc lòng son một tấm , sắt rèn tiết cứng mười phân.“(5)

Lịch sử ngàn năm bị ngoại xâm và chống ngoại xâm của nước nhà đã rèn đúc cho người Việt một tình tự dân tộc độc đáo. Đó là lòng oán hận, khinh ghét vô cùng những tội đồ của lịch sử là bọn mãi quốc cầu vinh. Đó là lòng tôn kính, biết ơn vô hạn những anh hùng dân tộc đã có công đánh giặc, cứu nước. Một biểu hiện sinh động của tình cảm cao đẹp này là mỹ tục lập đền thờ tưởng niệm để đời đời nhớ ơn và ngưỡng mộ như thần thánh những bậc minh quândanh tướng đã vì nước quên thân. Không đi ra ngoài truyền thống đó, Sư Ông chùa Yên Quốc đã kết thúc bài kệ bằng lời cảm thán cái chết bi ai mà hùng tráng của Nguyễn Biểu và đồng thời hộ niệm, suy tôn vị sứ thần quả cảm thành “phúc thần” bảo hộ đất nước và nhân dân :

Trần kiếp vì đâu oan khổ , phương hồn đến nỗi trầm luân.
Tế độ dặn nhờ từ phiệt , chân linh ngỏ được phúc thần.“(6)

Nếu bài kệ của Sư chùa Yên Quốc thể hiện lòng thương dân, yêu nước thiết tha thì bài văn tế của vua Trần Trùng Quang bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc :

Sinh sinh hóa hóa, cơ huyền tạo mờ mờ ; sắc sắc không không, bụi hồng trần phơi phới.
Bất cộng thù, thiên địa chứng cho ; vô cùng hận, quỷ thần thề với.” (7)

Qua hai câu văn có đối có vần, chúng ta gặp lại ở đây sự song hành của Phật giáo và dân tộc.

Câu thứ nhất là tuyên ngôn của nhà Phật học Trần Quý Khoách. Với đa số chúng ta, “sinh” thường đi đôi với “tử” để mở đầu và kết thúc một quá trình đi từ sống đến chết của đời người. Nhưng với Trần Quý Khoách, người đã am hiểunhân quảluân hồi, “tử” được thay bằng “hóa” để xác định rằng chết không có nghĩa là hết mà chết chỉ là một lần thay đổi hình thức của sự sống để bắt đầu một cuộc đời mới. Có cái này vì có cái kia, có cái này thì có cái kia. Cho nên sinh ra không có nghĩa là bắt đầu từ số không và chết đi cũng không có nghĩa là chấm dứt để trở về với số không ấy. “Sinh sinh hóa hóatiếp nối không ngừng. “Sắc sắc không khôngtái diễn chẳng bao giờ dứt. Có hiểu biết sâu sắc và lạc quan như vậy về lẽ sinh tử, người Phật tử chân chính quan niệm cái chết chẳng khác gì một lần thay áo mới để “phơi phới” phủi sạch “bụi hồng trần” …

Câu thứ hai là tiếng nói của vị lãnh đạo kháng chiến Trần Trùng Quang. Không thể giữ tâm thanh tịnh trước thái độ cực kỳ gian ác, vô cùng tàn bạo và hoàn toàn không có văn hóa mà tướng giặc đã đem ra đối xử với toàn dân Việt Nam trước đó và với sứ giả Việt Nam bây giờ, trước trời đất thiêng liêngquỷ thần siêu nhiên, vị vua cuối cùng của nhà hậu Trần đã thề không đội trời chung với kẻ thù. Đọc đến đây, có thể một người bàng quan sẽ nêu thắc mắc: Đã liễu tri lẽ sinh hóa, sắc không để rũ sạch bụi trần với tấm lòng phơi phới, tại sao Phật tử Trần Quý Khoách còn sinh tâm thù hận “ác liệt” như vậy ? Phải chăng đã có sự đối lập giữa đạo và đời, giữa xuất thếnhập thế trong hai phát ngôn của một tác giả ?

Sống trong một quốc gia có đất rộng, người đông, một thiểu số tu sĩ hay đạo sĩ có thể gác bỏ ngoài tai mọi chuyện đời để toàn tâm toàn ý sống với lẽ đạo thanh cao và mầu nhiệm. Nhưng nước Việt đất không rộng, người không đông, lại thường xuyên đối đầu với tham vọng chiếm cứ và đồng hóa của những kẻ thù lớn mạnh hơn mình nhiều lần. Cho nên, khi đất nước bị ngoại xâm, để có đủ tay súng mà chiến đấu và chiến thắng , tất cả công dân Việt Nam – không phân biệt tuổi tác, giới tính, chính kiến, lòng tin tôn giáotrình độ học vấn – đều ra trận. Dã sử nước Việt ca ngợi Thánh Gióng là cậu bé mới lên ba của làng Phù Đổng mà đã biết xin nhà vua cho ngựa sắt, roi sắt để đánh đuổi giặc Ân. Chính sử nước nhà cho biết lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc được bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa vào giữa thế kỷ thứ nhất của hai bậc nữ nhi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Ý chíquyết tâm của những cụ già tham dự Hội nghị Diên Hồng đã tiếp sức cho vua quan nhà Trần làm nên chiến thắng giặc Nguyên Mông vô cùng oanh liệt vào thế kỷ XIII. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Khi Tổ quốc lâm nguy, những tu sĩ Phật giáo như Sư chùa Yên Quốc, những tín đồ Phật giáo như vua Trần Trùng Quang làm sao có thể an tâm tụng đọc câu kinh Bát Nhãsắc tức thị không, không tức thị sắc” để xóa nhòa ranh giới giữa bạn và thù ?

3.
Vào chiều chủ nhật ngày 3 tháng 2 năm Đinh Hợi (23.2.1947), ở ngọai ô thành phố Huế, không biết hưởng ứng cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh tích cực đến mức nào mà vị tu sĩ trẻ ưu tú của Phật giáo Việt Nam thời phục hưngPháp sư Trí Thuyên đã bị thực dân Pháp thi hành án tử ngay tại chùa Kim Sơn!? Bằng tiếng Pháp, Thầy yêu cầu viên sĩ quan chỉ huy lính viễn chinh dành ít phút để đắp y và tụng đọc một thời kinh trước mũi súng của giặc ngoại xâm.(8) Chúng tôi nghĩ rằng, trong khung cảnh thiêng liêng mà hùng tráng này, thời kinh siêu độ không thể thiếu bài kinh Bát Nhã: “Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc,…

Cùng với sự tích bi tráng của nghĩa sĩ Nguyễn Biểu năm xưa, sự hoá thân uy linh của Tỳ kheo Thích Trí Thuyên vào giữa thế kỷ XX vừa qua chứng tỏ Phật giáo Việt luôn đồng hành với dân tộc Việt để cùng chia sẻ những mất mát và đau thương do những thế lực ngoại lai phi dân tộc và phản dân tộc đã và đang liên tục gây ra. Phật tử chúng ta tin tưởng rằng, dù phải chịu đựng vô vàn thử thách và gian nguy, dân tộc và đạo pháp vẫn tồn tại , như ngọc cháy trên núi mà sắc vẫn sáng đẹp, như sen đốt trong lò mà màu vẫn tốt tươi :

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị can.” (9)

Hà Thúc Hoan
TP. HCM 1.6.11

Chú thích

(1) Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo ( bản dịch của Trần Trọng Kim)
(2) Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, quyển 1, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1971, tr.204.
(3) – Bài thơ vua Trần Trùng Quang tiễn tặng Nguyễn Biểu lúc đi sứ ;
- Bài thơ Nguyễn Biểu họa lại;
- Bài thơ Nguyễn Biểu làm lúc ăn cỗ đầu người.
(4) Nguyễn Du, Truyện Kiều
(5) (6) (7) Dẫn theo Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 2, Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1968, tr.63,64.
(8) Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm, Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb TP.Hồ Chí Minh, TP.HCM,2001, tr.507,508.
(9) Ngộ Ấn Thiền Sư, Thị tịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 419)
Một buổi sáng mùa thu năm 1976, tụng xong phẩm Dược Vương bổn sự của kinh Pháp Hoa, bước xuống tầng cấp chánh điện chùa Già Lam thì tôi gặp thầy tôi, Hòa thượng Trí Thủ, chống chiếc ba toong đứng tựa người vào thành lan can của sàn nhà hóng mát thấp lè tè nối liền với bàn chờ của tầng cấp dẫn lên điện Phật.
(Xem: 707)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp tăng sinh của các Phật học viện: Báo Quốc – Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Già Lam – Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng.
(Xem: 449)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Quảng Hương Già Lam – Sài Gòn.
(Xem: 1266)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 1689)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 11954)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5088)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 27020)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 1862)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu khôngquá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không.
(Xem: 14135)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 9948)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 11468)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 16132)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 17233)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 14237)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 9496)
Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa
(Xem: 15928)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 30555)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 21515)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 46322)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 10360)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10137)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 11904)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 20653)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 10402)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11635)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30567)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 15942)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 31052)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 13204)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38246)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 24045)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14851)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24335)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 17458)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22497)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 29655)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 32230)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 26588)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 69601)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 25422)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 40183)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 28389)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 40904)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 23986)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 22948)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 33442)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 24365)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 34220)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 28123)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 32352)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 26124)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 14943)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant