Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiên Văn Học Và Phật Giáo

24 Tháng Mười Một 201509:21(Xem: 11190)
Thiên Văn Học Và Phật Giáo
THIÊN VĂN HỌC VÀ PHẬT GIÁO

Nguyễn Quang Riệu


Thiên Văn Học Và Phật GiáoLTS: Giáo sư Nguyễn Quang Riệu, nhà thiên văn học, tiến sĩ khoa học vật lý Đại học Sorbonne, Pháp, hiện là Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS), công tác tại Đài Thiên văn Paris. Ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học giá trị về thiên văn đăng trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế. Độc giả Việt Nam biết đến tên tuổi của ông qua nhiều cuốn về Thiên văn với cách viết đầy chất thơ như: “Bầu trời tuổi thơ”, “Lang thang trên dãi Ngân Hà”, “Sông Ngân khi tỏ khi mờ”, “Vũ trụ: phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại”, “Thiên văn học vật lý”…xuất bản từ 1995 cho đến gần đây. Là một nhà khoa học và là người có truyền thống Phật giáo, ông đã tham dự buổi thảo luận bàn tròn về đề tài”Thế giới quan của Vật lý học hiện đại và của Phật giáo”. VHPG trân trọng giới thiệu đến bạn đọc phần trình bày ý kiến của ông, về những điểm gặp gỡ và không gặp gỡ giữa Thiên văn học và Phật giáo.

Trước hết, tôi xin cảm ơn các anh Cao Huy Thuần và Trịnh Đình Hỷ, đại diện ban tổ chức chùa Khuông Việt đã mời tôi đến cuộc gặp mặt hôm nay. Mục tiêu của các anh đã đạt được một phần. Bởi vì các anh đã làm thế nào mà để bốn chúng ta họp mặt với nhau, ý kiến có thể khác nhau, vấn đề này chúng ta sẽ thảo luận sau, nhưng trước hết là chúng ta đã đồng ý họp với nhau.

Một nhà khoa học như tôi cũng có truyền thống Phật giáo, giống như đại đa số các anh chị em ở đây, tuy nhiên tôi không am hiểu nhiều về Phật giáo. Vì thế, những lời của anh Nguyễn Tường Bách phát biểu trước đây đã làm cho tôi hiểu thêm về đạo Phật. Anh Bách cũng đã có nhã ý lướt qua về lịch sử vật lý học hơn hai mươi thế kỷ nay trong 15 phút. Điều này đã đỡ cho chúng tôi, các nhà khoa học không phải nhắc lại chuyện đó.

Hôm nay, tôi chỉ xin trình bày quan điểm của tôi về một số sự kiện xảy ra trên thế giới này. Sau khi trình bày, tôi mong muốn các anh chị em đặt câu hỏi. Đó là những giây phút lý thú nhất, còn độc thoại thì sợ mất thì giờ của các anh chị ở đây.

Tôi xin trình bày những vấn đề tương đối khó hiểu của khoa học và có thể một phần nào cả về Phật giáo. Tại sao người ta lại để ý đến thiên văn học nhiều, nhất là trong tôn giáo? Theo ý tôi, thiên văn học có những đề tài rất hấp dẫn, nó chạm đến siêu hình học (metaphysique). Tôi thêm những từ tiếng Pháp để các anh chị hiểu, bởi vì chỉ nói từ chuyên môn về triết học và khoa học vật lý sợ các anh chị không quen. Các đề tài thiên văn nhiều khi dính líu đến siêu hình họctriết học, nên đã thu hút rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có niềm tin tôn giáo.

Cách tiếp cận những hiện tượng trong vũ trụ đối với Phật giáo và đối với khoa học là hoàn toàn khác nhau. Nhà khoa học dùng logic kiểu Descartes để tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên, còn Phật giáo, theo tôi hiểu, dùng tư duy đạo đức, triết học để đạt giác ngộ và giúp nhân loại diệt khổ. Tuy nhiên, khoa học và Phật giáo không phải là không tương hợp với nhau. Một Phật tử có thể là một nhà khoa học lỗi lạc. Nhưng nếu dùng khoa học để giải thích một hiện tượng siêu hình, đối với tôi, là không thực tế.

Hiện nay có hai đề tài chính, đó là vũ trụ luận và sự săn tìm các hành tinh ở bên ngoài hệ mặt trời. Đề tài trong thiên văn cũng như trong y khoa có rất nhiều, nhưng vũ trụ luận sở dĩ hấp dẫn vì nó dính líu đến siêu hình học, mặc dù nó chỉ là một phần nhỏ trong thiên văn học mà thôi. Người ta để ý đến vũ trụ luận nhiều, vì môn học này nói về trời đất nên trở nên hấp dẫn.

Vũ trụ luận (cosmology) nghiên cứu nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ, trong đó có cả vấn đề tại sao chúng ta có mặt ở đây, trên hành tinh trái đất này? Vũ trụ nguyên thủy có rất nhiều hạt cơ bản. Muốn nghiên cứu về vũ trụ nguyên thủy, chúng ta rất cần đến những nhà chuyên nghiên cứu về hạt, về vật lý lượng tử. Vũ trụ nguyên thủy chỉ là hạt và ánh sáng.

Đề tài thứ hai là săn tìm các hành tinh ở bên ngoài hệ mặt trời, nhằm phát hiện sự sống trên các hành tinh. Nhà vật lý nổi tiếng Fermi đã tự hỏi khi ông đến thăm Trung tâm Nguyên tử Los Alamos vào năm 1945, sau khi bàn bạc với các nhà vật lý nguyên tử rằng tại sao chỉ có chúng mình có mặt ở trong vũ trụ bao la này thôi? Ở Mỹ có thói quen vừa ăn vừa bàn về khoa học, ông ta tính toán trong một góc bàn và kết luận hẳn phải có con người trên những thế giới khác. Tại vì có hàng trăm tỷ thiên hà trong vũ trụ, trong mỗi một thiên hà có đến hàng trăm tỷ ngôi sao, mà mỗi một ngôi sao như ngôi sao mặt trời có đến một chục hành tinh. Nếu tính toán thì có đến hằng hà sa số hành tinh, và khi nói đến hành tinh thì phải nói đến sinh vật như con người chúng ta. Trong 9 hành tinh của hệ mặt trờichúng ta đã biết được chỉ có một hành tinh là trái đất là có người ở. Thế thì giả thử, nếu có con người trên những hành tinh khác và có những nền văn minh siêu việt hơn nền văn minh ở hành tinh chúng ta, vậy tại sao họ không tới thăm chúng ta? Có nhà khoa học đã tính toán, chỉ trong khoảng mấy trăm triệu năm, nếu có những nền văn minh siêu việt như vậy thì họ đã phải đến thăm chúng ta, và nếu họ đã tuần tự nhi tiến, đi từ hành tinh nọ sang hành tinh kia để chinh phục vũ trụ thì mình đã phải gặp được họ. Nhưng chưa ai thấy được mặt mũi của một người từ một hành tinh nào đó tới thăm trái đất. Vì thế người ta gọi câu hỏi của Fermi là nghịch lý Fermi. Trên  lý thuyết, có rất nhiều hành tinh, có rất nhiều người, rất nhiều nền văn minh siêu việt nhưng mà chúng ta không tìm thấy.

Đấy là hai đề tài rất hấp dẫn đối với con người trên trái đất hiện nay, không chỉ về mặt khoa học, triết học mà còn cả về siêu hình học.

Tôi thấy có một số điểm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học. Phật giáo quan niệm , theo như tôi hiểu, tất cả những gì có trên thế gian này đều vận hành, biến dịch liên tục, chúng dính líu tới nhau, không có gì là độc lập, không có gì là thực tại, như anh Bách đã nói. Trong thiên văn học, vũ trụ biến dịch liên tục, chúng mình đang quay chung quanh mặt trời với chu kỳ 365 ngày, rồi mặt trời cùng với chúng ta quay chung quanh trung tâm của thiên hà, và Thiên hà của chúng ta cũng quay và chạy lùi ra xa những Thiên hà khác. Trong thế giới này, tất cả đều động, không có gì là ở trạng thái tĩnh cả. Phật giáo và khoa học đi trên những con đường song song với nhau để tìm chân lý. Tôi không đồng ý với việc dùng khoa học để giải thích sự hiện hữu của một Đấng tối cao. Bởi tôi thấy cách tiếp cận những hiện tượng trong vũ trụ đối với Phật giáo và đối với khoa học là hoàn toàn khác nhau. Nhà khoa học dùng logic kiểu Descartes để tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên, còn Phật giáo, theo tôi hiểu , dùng tư duy đạo đức, triết học để giác ngộ và giúp nhân loại diệt khổ. Tuy nhiên, khoa học và Phật giáo không phải là không tương hợp với nhau. Một Phật tử có thể là một nhà khoa học lỗi lạc. Nhưng nếu dùng khoa học để giải thích một hiện tượng siêu hình, đối với tôi, là không thực tế.

Thời Phục hưng, ở phương Tây, người ta cho rằng thế giới của chúng taduy nhất, nhân loại là độc nhất, khi đưa ra quan niệm thế giới địa tâm, cho trái đất là trung tâm của vũ trụ. Người Trung Quốc gọi nước của họ là nước trung tâm của thế giới. Còn một số nhà thiên văn đề nghị rằng , ông trời làm ra cái vũ trụ này là vì có con người chúng ta sống trong đó, khái niệm rất trừu tượng này cho rằng trung tâm của vũ trụcon người. Còn ở phương Đông, Phật giáo coi thế gian này có chứa nhiều thế giới , con người chỉ là một tiểu vũ trụ trong một đại vũ trụ, hằng hà sa số đại vũ trụ. Phật giáo có khái niệm Nghiệp, mình là con người như bây giờ là do những kiếp trước mình đã làm gì để thành con người hôm nay. Nếu mình làm những việc tốt thì hôm nay mình có tiền bạc, danh vọng, xinh đẹp; còn nếu mình đã làm những việc ác thì ngày nay có lẽ mình thành…con quỷ! Tôi xin mạn phép nói nôm na như thế cho dễ hiểu, bởi không có gì là cao siêu cả.

Tôi xin nói qua về sự tiến hóa của vũ trụ. Các nhà thiên văn bây giờ tìm cách miêu tả sự kiện ở thời điểm sau Big Bang, một vụ nổ vĩ đại tạo ra vũ trụ cách đây khoảng 14 tỷ năm. Hồi đó, vũ trụ từ một hạt cơ bản rất nhỏ đã phát triển để ngày nay trở thành một vũ trụ có đầy thứ trong đó. Big Bang là nguyên nhân của thế giới hiện nay. Trong thời Big Bang, nếu có sự thay đổi những hằng số của vũ trụ, dù chỉ là một chút; thì vũ trụ hiện nay đã khác và có thể khôngchúng ta ở trong đó, nghĩa là vũ trụ đã được điều chỉnh một cách rất tinh tế. Đó không phải là vấn đề. Điều tôi muốn nêu ra ở đây là, đã có những nhà khoa học nêu lên vấn đề ai là người đã điều chỉnh vũ trụ tinh tế như vậy? Từ đó, họ cho là có một Đấng sáng tạo tối cao điều khiển vũ trụ. Theo tôi, quan niệm đó là không phù hợp với Phật giáo. Bởi Phật giáo không tin có một Đấng Sáng tạo. Phật giáo quan niệm vũ trụ vô thủy vô chung không thích hợp với những kết quả mà đa số các nhà thiên văn đã tìm thấy.

Nói theo kiểu cách mạng Trung Quốc, Phật giáo có ba cái”vô”, đó là vô thường, vô ngãvô minh. Ba cái “vô”đó miêu tả khái niệm ảo của sự vật: Hiện tượng không phải là những thực thể độc lập, như anh Bách vừa nói, chúng phụ thuộc lẫn nhau theo luật nhân quả. Chẳng hạn, trong vũ trụ nguyên thủy có toàn những hạt cơ bản, những hạt li ti, nhỏ hơn cả electron mà anh Bách dịch là”hạ nguyên tử”. Từ trước đến nay người ta cho quark (tôi nhường lời để anh Yêm sẽ nói nhiều hơn) là hạt cơ bản của vật chất. Nhưng những năm gần đây, có các nhà khoa học, các nhà thiên vănvật lý cộng tác với nhau, đã đề nghị trong vật chất có những hạt còn nhỏ hơn hạt cơ bản, đó là những “dây”, như anh Bách đã nói, có kích thước nhỏ hơn electron 10 lần, không nhìn thấy được. Đó là lý thuyết hiện đại. Liệu những “dây”đó có phải là thực tại hay không? Tại vì cả hàng trăm năm nay, ai cũng cho “hạt”là đơn vị cơ bản, thì nay lại còn có cả “dây”. Người ta cho rằng, hạt phản ảnh cơ chế sinh động của “dây”. Như dây đàn khi ấn ngón tay vào một vị trí trên cần đàn thì nó sẽ phát ra một nốt nhạc. Cũng tương tự như vậy, tùy cách rung dây có thể tạo ra electron , và khi rung ở những mức khác sẽ tạo ra hạt nọ hạt kia. Lý thuyết này hiện rất phát triển, rất mode. Nhưng theo tôi thì chưa chắc đúng. Sở dĩ người ta để ý đến lý thuyết “dây” bây giờ vì những người làm ra lý thuyết “dây” cho rằng, thuyết này có thể giải thích được những gì có trong vũ trụ , nên gọi là”lý thuyết của mọi vật”(theory of everything). Đó cũng là ước vọng cuối cùng của A.Einstein. Liệu khái niệm”dây”có đúng hay không? Theo tôi hiện giờ chưa biết. Tôi xin tạm dừng ở đây và mong các anh các chị đặt câu hỏi.

(P.V.ghi, tựa do VHPG đặt) Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 10 |  Thế giới quan của Vật lý học hiện đại và của Phật giáo |  Nguyễn Quang Riệu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6759)
Củ cải, cà rốt, củ đậu (củ sắn), trái táo gọt vỏ, thái miếng (trừ táo, táo để nguyên trái). Cho vào nồi, đổ nước ngập cao hầm lấy nước ngọt.
(Xem: 7221)
Đổ nước vào một nồi trung bình, khoảng nửa nồi. Cho 1 muỗng cà-phê muối vào nước. - Ðặt nồi nước lên bếp lửa nấu.
(Xem: 6459)
Khi mua hoa quả, bạn không thể bóc bỏ vỏ hoặc cắt, gọt ra, nhìn vào phần bên trong để lựa trái ngon. Vì vậy, dùng tay và mắt để nhận biết là rất quan trọng.
(Xem: 6653)
Ngày càng có nhiều người có xu hướng ăn chay và vì vậy, họ cần phải tuân thủ theo lối ăn uống lành mạnh nhất định hay còn gọi là chế độ ăn chay.
(Xem: 7589)
Món ăn này của bạn chắc chắn sẽ được khen ngợi bởi không chỉ ngon miệng, đẹp mắt mà còn rất có lợi cho sức khỏe.
(Xem: 7189)
Gừng, khoai lang, cải xoăn là những thực phẩm giúp cơ thể luôn được giữ ấm và phòng ngừa các chứng bệnh dễ mắc trong ngày đông.
(Xem: 6418)
Nấu hồi hương và gạo đỏ với 1/2 tách nước khoảng 15 phút trên ngọn lửa nhỏ. Vớt hồi hương và gạo đỏ ra...
(Xem: 6699)
Trụng hạt đào vào nước đang sôi khoảng 1 phút, vớt ra để ráo. Đun hạt đào với 3/4 muỗng cà phê muối...
(Xem: 6913)
Cắt tàu hũ ki thành từng miếng có cạnh vuông khoảng 5cm. Chiên tảo cao trong dầu nóng, xắt nhỏ khi nguội.
(Xem: 7534)
Tảo cao rửa sạch. Đập khô và bằm nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nước 2 giờ, rửa sạch. Đun sôi 1 ít nước với gừng
(Xem: 6925)
Lê, táo, ổi giòn trộn chua cay với các gia vị. Gỏi thanh tịnh vị rất mát, tao nhã.
(Xem: 13424)
Mít xé nhỏ hoặc thái theo chiều miếng mít. - Đậu hủ chiên vàng và thái nhỏ.
(Xem: 7542)
Nấm rơm gọt ngâm nước muối, rửa sạch, tai nào lớn chẻ làm tư, nhỏ chẻ hai, vắt ráo, xào qua nếm chút muối.
(Xem: 6784)
Hòa tan các vật liệu cho nước pha trong 1 chén nhỏ. Ðể một bên.
(Xem: 6751)
Hòa tan các vật liệu cho nước chanh trộn trong 1 chén nhỏ. Ðể một bên. - Trộn đều tất cả vật liệu gỏi...
(Xem: 7154)
Cho dầu canola vào chảo. Khi chảo nóng, để mì căn vào chiên vàng. - Dưa leo, cần tây và cà-rốt trộn chung với đường...
(Xem: 6278)
Rửa sạch cải xanh, cho vào nồi nước sôi luộc chín, vớt ra, làm nguội bằng nước sạch, vắt ráo nước, cắt rời ra...
(Xem: 6668)
Mì căn xé miếng (mì căn xé chứ không cắt nha). Ướp với 1 teaspoon bột nêm, 1 teaspoon đường, 1 teaspoon xì dầu, 1/2 teaspoon curry...
(Xem: 7088)
Cho khoai tây, bột ngọt, muối vào một cái chén trộn đều, cho bột mì, muối, bột ngọt, bột lên men, nước, vào một cái chén...
(Xem: 7644)
Cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng, cho các nguyên liệu hạt lựu (chừa lại một ít) vào xào, nêm xì dầu, đường, gừng băm nhuyễn...
(Xem: 6591)
Cho khoai tây, gừng, đậu xanh, măng non, muối, bột ngọt, đường, gừng vào một cái thố, trộn đều rồi ép nhẹ thành miếng hình chữ nhật dày 1.5cm.
(Xem: 7454)
Phết gia vị lên mỗi miếng tàu hũ ki, rắc bột năng, đặt 2 miếng tàu hũ ki cạnh nhau, ghép từng miếng có bề rộng khoảng 5cm...
(Xem: 7594)
Cắt nấm đầu khỉ thành miếng mỏng, cho vào nước ngâm khoảng 2 giờ để loại bỏ vị chua và chát, vắt ráo nước...
(Xem: 8288)
Đậu cắt 2 đầu tước dây bỏ rửa sạch. Nấm ngâm mềm rửa sạch cắt lát mỏng. Đậu hủ chiên cắt lát mỏng.
(Xem: 11969)
Thịt bò thái miếng cho vào chảo xào sơ nêm nếm thêm tí xì dầu, đường cho đậm đà, trút ra đĩa.
(Xem: 7899)
Lưu thông máu kém có thể là thủ phạm gây đau đầu, lạnh tay chân, mệt mỏi… Hãy thử những mẹo dưới đây xem sao nhé.
(Xem: 10799)
Món này chỉ có rau củ xào, một món chay nhẹ nhàng, thanh mát, ăn nhiều mà không lo béo.
(Xem: 7379)
Ngâm đậu hũ trong nước đang sôi 2 phút, vớt ra để nguội, đặt trong tủ lạnh qua đêm.
(Xem: 7173)
Nhân dồn vào bên trong đậu phụ chiên gồm: Nấm rơm băm nhuyễn + đậu phụ bóp nhuyễn...
(Xem: 6802)
Ướp đậu hủ với nước xốt ướp khoảng 1-2 tiếng cho thấm. - Đặt chảo lên bếp.
(Xem: 6712)
Đậu hũ rửa sạch, xắt thành từng lát, chiên vàng trong dầu nóng, vớt ra để ráo. - Xào ớt xanh và ớt đỏ trong dầu...
(Xem: 7228)
Ăn chay đang dần trở thành xu hướng ẩm thực trong cuộc sống hiện đại ở các nước phát triển. Giữa cuộc sống bận rộn, hối hả, giới trẻ hiện đại thích đến những quán cơm chay...
(Xem: 6953)
Trong khi nấu cơm, chuẩn bị cho đậu hũ mềm vào dĩa, cho lên xửng hấp chín. - Bắc chảo, cho tí dầu + gừng bầm nhỏ...
(Xem: 6498)
Ngó sen gọt kỹ, rữa sạch, để ráo nước và bào nhỏ, trộn với gia vị để làm nhân (vắt khô nước nếu nhân không được ráo).
(Xem: 6975)
Đậu hũ tráng qua nước, xắt miếng hình tam giác, để ráo. Củ mì gọt vỏ, xắt sợi. Dưa leo rửa sạch, xắt sợi. Giá đỗ trụng qua nước sôi...
(Xem: 6248)
Cắt đậu phụ non thành hình chữ nhật dài 7cm, rộng 4.5cm, dày 1.5cm. - Cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng
(Xem: 6197)
Cà rốt, gọt vỏ rửa sạch, xắt thành miếng dài cỡ ngón tay, luộc sơ trong nước sôi khoảng 10 phút cho mềm.
(Xem: 6524)
Hòa tan các vật liệu của phần gia vị trong 1 chén nhỏ. Ðể một bên. - Ðặt một chảo không dính lên bếp, cho dầu ô-liu vào.
(Xem: 6636)
Nấm hương ngâm nước, cắt bỏ chân để ráo, ướp gia vị và hấp 10 phút, xắt đôi khi nấm đã nguội. Đậu hũ rửa sạch, xắt mỗi miếng thành 3 phần.
(Xem: 7315)
Chao tán nhuyễn rồi hòa tan với nước tương và đường. Ướp hỗn hợp chao vào đậu hủ khoảng 5-10 phút.
(Xem: 7169)
Nấm hương ngâm nước, gọt sạch, để ráo và hấp 10 phút, xắt nhỏ. Măng rửa sạch, xắt nhỏ, để ráo.
(Xem: 7523)
Tàu hủ trụng qua nước sôi, để ráo, xếp vô cái tô. Nấm mèo ngâm mềm, xắt miếng nhỏ vừa ăn.
(Xem: 6866)
Cắt tàu hủ thành những miếng vuông nhỏ vừa miệng ăn, chiên dòn, để ráo dầu.
(Xem: 7442)
Đảo 1 muỗng cà phê muối trên chảo với ngọn lửa thấp, cho bột ngũ vị hương vào làm muối ngũ vị. Đậu hũ rửa sạch, cắt mỗi miếng làm 3 phần...
(Xem: 9564)
Ngày nay, trong các xứ tiên tiến thì các phương pháp để giải quyết mau lẹ và hiệu quả các khó khăn về tư duy được nghiên cứu và giảng dạy khá kỹ trong nhiều "course" ở các truờng.
(Xem: 7261)
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất...
(Xem: 7471)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.
(Xem: 7943)
A Brief History of Time cố gắng giải thích nhiều chủ đề của Vũ trụ học, trong đó có lý thuyết Big Bang, Lỗ đen, Nón ánh sáng và Lý thuyết Siêu Dây, cho độc giả không chuyên sâu.
(Xem: 7422)
Bắc chảo dầu ô-liu nóng, chiên vàng đậu hủ. Sau đó cho vật liệu của phần gia vị vào, trộn đều.
(Xem: 7539)
Trộn chung hai loại bột lại với nhau. Ðậu hủ lấy trong hộp ra, dùng giấy thấm cho khô, để yên khoảng 20 phút.
(Xem: 7012)
Ướp mì căn với một chút đường và nước tương. - Cho dầu canola vào chảo. Khi dầu nóng, cho mì căn vào chiên vàng. Gắp ra đĩa.
(Xem: 6884)
Ướp mì căn với một chút đường và nước tương. - Cho dầu canola vào chảo. Khi dầu nóng, cho mì căn vào chiên vàng. Gắp ra đĩa.
(Xem: 9646)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
(Xem: 7561)
Hòa tan các vật liệu của phần gia vị trong 1 chén nhỏ. Ðể một bên. - Ðặt một cái chảo không dính trên bếp lửa trung bình.
(Xem: 6901)
Cho gạo vào niêu cùng với nước ép cà rốt và một ít nước vừa đủ để khi chín cơm không bị nhão.
(Xem: 6704)
Dùng một quả thơm còn đầu, cắt ngang phần cuống, dùng dao khoét bỏ ruột, tỉa hình thoi ngoài vỏ tạo thành những lỗ hổng.
(Xem: 7295)
Nấm hương ngâm nước. Cắt nấm hương, cà chua thành miếng nhỏ. Bột năng hòa tan vào nước. Cho cơm cháy vào chảo dầu nóng chiên giòn...
(Xem: 7319)
Cho chảo lên bếp cho dầu vào đợi chảo nóng, sau đó cho phần chao vô xào cho thơm và cho tất cả phần nguyên liệu vào đảo đều...
(Xem: 7073)
Cam 1/2 trái cắt lát để chưng bày, 1/2 còn lại vắt lấy nước, nếu cam nhỏ dùng 1 1/2 - 2 trái, nếu cam ngọt thì bớt đuờng lại khi nêm nếm.
(Xem: 7500)
Gạo vo sạch đem nấu với nhiều nước với tí muối, khoảng 10 phút thì cho đậu xanh vo sạch vaò nấu đến khi naò nhừ cháo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant