Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

(Nietzsche và đạo Phật): Có phải đạo Phật là một dạng ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’

08 Tháng Mười Một 202318:58(Xem: 829)
(Nietzsche và đạo Phật): Có phải đạo Phật là một dạng ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’

(Nietzsche và đạo Phật):
Có phải đạo Phật là một dạng ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ 


ROBERT G. MORRISON

Thích Nhuận Châu 

3

PHẦN 1

PHẬT GIÁO 
TRONG QUAN NIỆM CỦA NIETZSCHE

(tiếp theo)

3. CÓ PHẢI ĐẠO PHẬT LÀ MỘT DẠNG ‘CHỦ THUYẾT HƯ VÔ THỤ ĐỘNG’

Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật, có thể được hiểu là niết-bàn, có thể nằm trong ý nầy chăng? Nói cách khác, có phải sự tìm kiếm mục đích niết-bàn ‘dấu hiệu của yếu đuối,’[2] hậu quả của ‘suy tàn và thoái bộ quyền năng tinh thần,’[3] và là sự lan toả ‘tình trạng tuyệt vọng’[4] đã đến từ cái thấy thế giới nầy chẳng có giá trị gì mà chúng ta tưởng rằng nó có chăng? Phải chăng chứng niết-bàn, đạt đến trạng thái viên mãn ‘bẩm sinh tự huỷ, ý hướng tính về cái không,’[5] một dạng của khái niệm ‘cái chết–bản năng’ của trào lưu triết học trước Freud,[6] ‘nỗ lực cho sự an bìnhtịch diệt,[7] tìm kiếm cùng đích của nó?

Dù Nietzsche không đề cập trực tiếp đến một giáo lý đạo Phật đặc biệt nào, nhưng giáo lý mà Nietzsche có khả năng ngự trị tâm của Nietzsche nhất trong ngữ cảnh nầy, và điều mà tôi sẽ dùng như là khung sườn để tiếp cận vấn đề nầy, chính là giáo lý Tứ diệu đế.[8] Chẳng hạn, toàn bộ cách nhìn của Nietzsche về đạo Phật tuỳ thuộc vào những gì Nietzsche thấy sự thích ứng của nó là ‘nỗ lực chống lại khổ đau’.[9] Mục tiêu và câu trả lời tối hậu là ‘thoát ra khỏi đau khổ, thể nhập vào ý niệm Không của Đông phương[10]–gọi là Niết-bàn.’[11] Ở đây chúng tasự thật thứ nhất và thứ ba trong Bốn sự thật (Tứ diệu đế): Khổ đế[12] và Diệt đế,[13] đồng nghĩa với niết-bàn. Sự thật thứ hai, Tập đế,[14] là khát ái,[15] chắc chắn Nietzsche đã nối kết với Ý chí (Wilie) của Schopenhauer vì, giống như Ý chí (Wilie) của Schopenhauer, ‘khát ái’ được hiểu là nguyên nhân của khổ đau, và mục tiêu của Schopenhauer và đạo Phật được thấy trong ý nghĩa tịch diệt trong thuật ngữ Ý chí (Wilie) và khát ái (tahā).[16]

Tuy nhiên, vì tôi sẽ khảo sát ý niệm khát ái (taṇhā) đầy đủ trong chương II, và vì Nietzsche không có phát biểu gì trực tiếp về khát ái, vì khát ái có thể được hiểu như là nền tảng mà từ đó mọi hành vi phát triển, ở đây tôi sẽ xem kỹ quan niệm của Nietzsche theo đạo Phật, ‘nghiệp… trói buộc con người trong hiện hữu.’ Sự thật thứ tư là Đạo đế[17] hay là những giáo lýpháp môn tu tập khác nhau dẫn đến niết-bàn. Theo những pháp môn tu tập nầy, điều mà Nietzsche cho là như phương thuốc sinh học như ‘thận trọng về mọi cảm xúc gây nên oán hận,’[18] cho phép người Phật tử, những người vốn đã nhận ra cuộc đờiquá thất vọng và khổ đau, chịu đựnghoan hỷ chờ đợi ngày mà anh ta cho rằng mình sẽ thụ dụng được trong cái không vĩ đại (great nothingness) gọi là niết-bàn. Tôi sẽ so sánh ‘phương pháp’ của đạo Phật với ý niệm của Nietzsche về ‘tự khắc phục’[19] trong phần II, nên tôi sẽ không trực tiếp đề cập cùng với Tứ diệu đế ở đây.

3.1. KHỔ – DUKKHA

Trong Zarathustra đã nói như thế, rõ ràng đã rút ra từ truyền thống đạo Phật về ‘Bốn cái thấy–Four Sights’ không cần phải kể ra,[20] Nietzsche phát biểu về ba cách nhìn:

Họ chạm trán một người già nua hay là một thân xác tàn tật và ngay lập tức thốt lên ‘Cuộc sống bị ruồng bỏ!’Nhưng chỉ có họ bị ruồng rẫy, họ và mắt họ chỉ thấy một khía cạnh của hiện hữu. (Zarathustra, ii. 9)

Dù Nietzsche nhìn đạo Phật như là ‘tôn giáo thực sự tích cực nhất chúng ta thấy được trong lịch sử…vì tôn giáo ấy không còn nói về ‘việc chống lại tội lỗi’ nữa, mà, hoàn toàn thích ứng với thực tại, chống lại khổ đau.’[21] Đức Phật, vì điều tưởng là tinh lọc tình trạng mỏi mệt của mình, ngài chỉ có thể thấy được ‘một phương diện hiện hữu,’ đó là cuộc đời chỉ là khổ. Đức Phật không thấy như Nietzsche đã thấy rằng khổ còn có thể xem như là ‘người giải thoát tối cao của tinh thần,’[22] sự giải thoát đòi hỏi ‘chủ thuyết hư vô năng động,’ là ‘dấu hiệu của sức mạnh.’[23] Cuộc đời là khổ–dukkha, thực vậy, đó là khía cạnh thứ nhất trong Tứ diệu đế của Đức Phật:

Và các tỷ-khưu, đây là Khổ đế: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, kết hợp với người mình không thích là khổ, xa lìa người mình yêu thương là khổ, điều mong cầu mà không đạt được là khổ, ngũ ấm tăng thượng [upādāna-khandha][24] là khổ.[25] (Vin. 1. 9)

Tuy nhiên, nghĩa đầy đủ của thuật ngữ dukkha có nghĩa rộng hoàn toàn vượt trên những gì mà từ ‘khổ–suffering’ có thể biểu thị,[26] vì nó còn bao hàm phần lớn nhân loại đánh giá là đối nghịch với khổ; có nghĩa là vui thú và hạnh phúc. Điều mâu thuẫn rõ nét nầy được phân tích khi nghĩa rộng của thuật ngữ được khảo sát đến.

Theo trong kinh (sutta), có ba loại khổ (dukkha): khổ khổ,[27] hoại khổ[28] và hành khổ.[29] Khổ khổ được giải thích theo truyền thốngđau khổ đơn thuần do thân và tâm chịu phải (khổ thọ–dukkha-vedanā). Hoại khổ có nghĩa là dù hoàn cảnh hiện tại của chúng ta có thể là hạnh phúc nhưng lại gắn bó chặt chẽ với những mối liên quan và tuỳ thuộc vào những yếu tố khác nằm ngoài điều khiển của chúng ta, hoặc là những yếu tố có thể biến đổi, nên chính cái biết nầy tự nó là một hình thái của khổ như ‘sự không vừa lòng.’ Tuy nhiên, hình thái quan trọng nhất của khổ, vì nghĩa bao hàm nhất của khổ chính là Hành khổ, hay cái mà chúng ta có thể gọi là ‘bất mãn hiện sinh–existential unsatisfactoriness.’ Hành (saskāra) là một thuật ngữ rất khó dịch vì nó tuỳ thuộc vào mỗi ngữ cảnh. Tuy vậy, ở đây nó được dùng trong nghĩa ý chí (volition) hoặc ý muốn (conation) hoặc được biểu nghĩa là ‘vô minh’[30] cũng như cái được xác định hay điều kiện hoá bởi, hoặc là hệ quả của hành vi như vậy.[31] Nói cách khác, mọi hành vi vô minh cũng như mọi hệ quả của hành vi như vậy, đều được xem là khổ. Tuy nhiên, đây là một Thánh đế (Sự thật cao quý),[32] đó là cách mà bậc Thánh (Āryan) quan niệm về thế giới, một bậc giác ngộ nhìn thế giới. Ý nghĩa trọn vẹn hàm ý trong Sự thật cao quý về Khổ (Khổ đế), do vậy, người chưa giác ngộ không dễ lĩnh hội.

Ý nghĩa trọn vẹnđạo Phật nêu ra qua cái Khổ có thể tìm thấy trong Luận Đại Tỳ-bà-sa,[33] trong đó so sánh Khổ của nhiều chúng sinh trong các cảnh giới địa ngục,[34] so với cái khổ của súc sinh thì loài so sánh có vẻ sướng hơn; khi so cái khổ của cõi giới người với khổ của chư thiên thì chư thiên có vẻ dễ chịu hơn; Và như ngài Thế Thân[35]nhận xét:

Các bậc Thánh (Āryan) nghĩ về sự hiện hữu trên cõi trời thù thắng (bhavāgra) nhất một ý tưởng còn đau khổ hơn là hàng phàm phu nghĩ về sự hiện hữu nơi cõi địa ngục kinh khiếp nhất (địa ngục a-tì; avīci).[36]

Rõ ràng khổ không có phẩm tính kế thừa nào trong khách thể của chính nó, mà còn là một phần của phương diện chủ thể trong tự thân. Từ cái nhìn của một bậc Thánh hay những ai đã đạt được tuệ giác Bát-nhã[37] và do vậy, người ấy được gọi là ‘thấy biết đúng thật như chúng đang hiện hữu,’[38] ngay cả thú vui thắng diệu ở cõi giới cao nhất theo vũ trụ quan Phật giáo, là cõi trời Hữu đảnh,[39] nơi thọ mạng của chúng sinh tương truyền là đến 8 vạn kiếp, (tương đương với hằng tỉ năm ở nhân gian), vẫn được cho là khổ.[40] Dù nếu người ta không để ý đến cõi giới nầy vì chúng sinh ở đó quá sức tưởng tượng, thì họ vẫn có những bản sao dựa trên kinh nghiệm khách quan như là trạng thái tinh thần đã được yếu tố nầy tạo nên cốt lõi của tâm lý học Phật giáo (Buddhist psychology). Và, theo đạo Phật cũng như các truyền thống Ấn Độ khác, do họ là những người đã tu tập thiền định[41] (bhāvanā), xem đây là một phần chính của đời sống tôn giáo, là trạng thái tràn ngập niềm phúc lạchạnh phúc vô ngần có thể chứng đạt ngay bây giờ và ở đây. Nhưng, ít nhất từ quan điểm đạo Phật, những kinh nghiệm như vậy diễn ra khi tự kết thúc trong chính nó tâm trạng đau khổ, dù đó nhất thiết là những phương diện của tiến trình đạt đến cứu cánh niết-bàn. Đó là khổ mà trong đó, người ta có thể kinh nghiệm được trong khi họ vẫn là ‘không phải Thánh–non-Āryan,’ có nghĩa là phàm phu.[42] Nói cách khác, dù kinh nghiệm an lạc trong trạng thái thiền định đạo Phật được hiểu như là điều kiện tất yếu cho sự sinh khởituệ giác Bát-nhã’ (paññā),[43] trong đó người ta ‘thấy và biết sự vật đúng như chúng đang hiện hữu,’ và bằng cách ấy, lập nên một tiến trình tất yếu đạt đến rốt ráo ‘Diệt khổ.’[44] Sự thật thứ ba, tuy vậy, từ cái nhìn của bậc Thánh, đối với các ngài, những trạng thái trên các ngài vẫn cho là khổ. Nếu khôngtuệ giác Bát-nhã, ngay dù có thể đạt được trạng thái phúc lạc, con người cuối cùng vẫn sẽ bị lạc đường và rơi từ cõi giới thăng hoa vào các cảnh giới thấp kém.

Nguy hiểm khác là người ta có thể bị trở thành nạn nhân của đại huyễn dụ–tự dối mình, thật là trớ trêu, kinh điển đạo Phật dạy rằng nhờ chứng đạt những cảnh giới mhư vậy, người tu có thể được sanh làm Đại Phạm thiên,[45] tự cho rằng mình là ‘Đấng tạo tác, Kẻ sáng tạo, Cha của tất cả các loài đã sinh ra và sẽ sinh ra,’ nhưng vị ấy, khi một vị tỷ-khưu hỏi Đức Phật, được ngài trả lời, hoá ra Đấng tạo tác, Kẻ sáng tạo chỉ là một ông lang băm già hơi có chút tự dối mình.[46]

Từ những điều đã nêu ra, sự buộc tội của Nietzsche rằng đạo Phậtbi quan khi nhìn cuộc đời là khổ, rõ ràngsai lầm nếu điều ấy có ý nghĩa nhìn cuộc đời đơn thuầnKhổ khổ.[47] Khi đạo Phật đề cập đến mục tiêu là ‘chấm dứt khổ’[48] đó là một hiểu lầm của Nietzsche khi giải thích rằng chỉ như là ‘thoát khỏi khổ’ hoặc là sống chẳng gì khác hơn là chấm dứt ‘trạng thái suy đồi.’ Như Govinda[49] đã chỉ ra, ‘ngoài 121 tướng trạng của thức được đề cập trong tâm lý học Phật giáo, 63 tướng trạng là tương ưng với hỷ lạc và chỉ có 3 món là khổ, trong khi 55 tướng trạng còn lại là vô ký (indifferent). Phản luận mạnh mẽ về chủ nghĩa bi quan hơn phát biểu nầy là khó chấp nhận được.’[50]

Nói cách khác, từ cái nhìn của đạo Phật, tiềm thể an lạc có nhiều giá trị hơn tiềm lực của khổ đau, dù đối với các chúng sinh chưa giác ngộ. Cái mà Hành khổ dường như biểu thị là hễ khi nào tiềm lực mà mọi chúng sinh có để đạt đến mục đích niết-bàn chưa thành hiện thực, dù có nhận biết về điều ấy hay không, dù nó có được phúc lạc hay không, thì từ cái nhìn của bậc Thánh, vẫn cho đó là trạng thái Khổ mà trong đó, là sự hiện hữu chưa toàn mãn. Đây chính là điểm Khổ đế khác biệt với thực tế cái khổ.

3.1.1. Đức Phật như là con người lịch sử [51]

Về sự xuất hiện của chính Đức Phật như thế nào theo kinh điển, thật khó phù hợp với giới tôn sùng Nietzsche,[52]‘dòng họ Cồ-đàm quý tộc, khiêm cung và ôn hoà.’ Đức Phật ngay sau khi chứng ngộ,[53] ngài đã gặp đạo sĩ khổ hạnh loã thể Upaka, ông ta đã sửng sốt bởi oai dung mạo của Đức Phật, ông đã hỏi Đức Phật:

Ngài tin nhận giáo pháp nào?

Đức Phật nhân đó, nói bài kệ cho Upaka:

Ta là Đấng toàn tri, tối thắng,
Từ trong mọi cảnh giới bất tịnh.
Lìa tất cả, qua cái chết của khát ái,
Bằng cái biết của chính mình, ta còn phải theo ai?
Với ta không có thầy,
Họ không muốn ta tồn tại,
Trong thế giới với chư thiên của họ.
Không ai sánh bằng ta.
Vì ta là đấng viên mãn trong thế giới,
Vị Thầy tối thượng của ta chính là ta,
Riêng một mình ta hoàn toàn tỉnh giác,
Chính ta trở nên tịch lặng, chứng niết-bàn.
Chuyển bánh xe pháp.
Ta đến thành phố Ca-tì (Kasi)
Dóng lên hồi trống bất diệt
Trong thế giới đã trở nên mù loà. (Vin. i. 7)

Tuy vậy, Upaka đã không có ấn tượng gì. Ông ta đáp lại: ‘Có thể là như vậy, thưa ngài,’ rồi ông lắc đầu, bỏ đi. Đây có chút châm biếm rằng Đức Phật, người có năng lực đạt được ảnh hưởng như vậy trong hàng phàm phu trẻ tuổi, nhưng chẳng có chút ảnh hưởng nào với hàng sa-môn đặc biệt nầy, tuy thế, đó là những người ban đầu ấn tượng bởi oai nghi của Đức Phật.[54] Dù Đức Phật là hoặc không phải là những gì ngài đã tuyên bố, hình ảnh nhân vật xuyên suốt kinh tạng Pāli (là nguồn gốc tư liệu duy nhất của chúng tôi), không phải là người không quan tâm đến cuộc đời, họ phát hiện ra chẳng có điều gì hơn sự chữa trị bệnh suy thoái cho thế giới. Có nhiều danh từ thông dụng để ví Đức Phật như là voi (nāga), sư tử (sīha) và bò đực (usabha). Ngài được ví như con bò đực thiết tha thóat khỏi ràng buộc hoặc ví như con voi dẫm nát những dây leo.[55] Như loài sư tử, ngài không hề sợ hãi và ‘rống lên tiếng rống của loài sư tử’(sīhanāda) để hàng phục các tà sư.[56] Ngài là ‘loài trâu nước giữa loài người, là một anh hùng cao quý (paravaiṃvīra)… là kẻ chiến thắng (vijitāvin).’[57] Trong Kinh Bhayabherava Sutta (Discourse on Fear and Terror), Đức Phật nói về chuuyện trước khi ngài chứng ngộ, ngài đã tìm thấy sự ‘sợ hãi và kinh khiếp’ vào ban đêm giữa rừng như thế nào để hàng phục nỗi khiếp sợ của mình. Lúc ngài vừa mới sinh ra, tương truyền một vị ‘đạo sĩ Bà-la-môn giỏi khoa tướng số’[58] đã báo trước rằng Đức Phật là người có đủ 32 tướng tốt của một bậc Đại nhân,[59]chỉ có hai hướng mở ra đối với ngài. Nếu sống ở đời, ngài sẽ trở thành một bậc quân vương, một vị Chuyển luân thánh vương[60]… Còn nếu xuất gia, ngài sẽ thành vị A-la-hán, thành Đức Phật toàn giác.[61] Ý niệm phẩm tính của một bậc anh hùng cần thiết để trở thành một bậc minh quân cũng là phẩm tính cần thiết để trở thành một Đức PhậtNiết-bàn không phải là mục tiêu đối với người yếu đuối: ‘Không có người giải đãi nào cũng như không có người nào sức yếu đuốithể đạt đến niết-bàn.’[62] Thực vậy, như tôi sẽ cố gắng trình bày sau đây, phẩm tính cần thiết để thành Phật dường như tương tự như là phẩm tính cần thiết để trở thành một siêu nhân–Übermensch [63] theo những người thuộc trường phái Nietzsche. Ấn tượngchúng ta có được từ kinh tạng Pāli là hình ảnh một con người rất có sức thu hút, đầy sinh lực, mãnh liệt, và tột bậc tự tin–hoàn toàn là phản đề của những ai vốn thờ ơ với cuộc đời.

Từ một tác phẩm vừa mới ấn hành của Mohan Wijayaratna,[64] vốn dựa hoàn toàn từ kinh hệ Nguyên thuỷ (Theravāda Canon), mặc dù thực tế là có một số đệ tử Đức Phật, quả thực là đã xuất gia gia nhập giáo đoàn vì đã gặp phải những đau khổ, ‘nhiều đệ tử của Đức Phật đều là những người trẻ tuổi. Để theo Phật, phần nhiều họ phải từ bỏ của cải sang giàu, đời sống xa hoa, và ngay cả vợ đẹp [sic]’.[65] Và từ ấn tượng mà kinh văn đã cho chúng ta, dường như những người trẻ tuổi nầy không phải là những người thờ ơ với cuộc sống, như có thể họ đã nghĩ ‘không hiện hữu tốt hơnhiện hữu,’[66] rằng họ là những hình thái của ‘cuộc sống suy đồi,’[67] những kẻ suy đồi có bẩm sinh là ý nghĩa cuộc đờihoàn toàn vô nghĩa. Có vẻ họ là những thanh niên tương đối hạnh phúc và dễ yêu, vốn có ấn tượng sâu sắc không chỉ đối với những gì Đức Phật giảng nói mà bởi sự xuất hiện của Đức Phật cùng sức sống và nghị lực của ngài.[68] Nếu Đức Phật đã đạt được sự an tĩnh mà lại thị hiện ra một dạng chán đời, thì rất khó có thể ngài có được một ấn tượng như vậy đối với những người trẻ. Khó tin rằng họ từ bỏ cuộc sống trước đây của mình đơn giản chỉ vì họ thấy rằng cuộc đời quá phiền toáithất vọng. Có khả năng nhiều hơn là họ đã xuất gia vì một điều gì đó đã hấp dẫn họ, điều mà có khi lôi cuốn ý thức mạo hiểm và hứa hẹn một phương thức hoàn chỉnh và đầy ý nghĩa hơn của đời sống. So sánh với trường hợp sau, cuộc sống cũ của họ là khổ. Trong trường hợp những người ba mươi tuổi hoặc quá trẻ ‘họ hàng của tầng lớp quý tộc,’ họ dự dạ hội với người vợ, và những người gặp Đức Phật ở trong rừng trong khi họ đi tìm các kỹ nữ (một người trong số đó chưa có vợ), người đã biến mất với của cải của họ, những gì Đức Phật thực sự đã truyền đạt cho họ là hoàn toànthể không chính xác như trong kinh đã cho chúng ta biết–chúng ta được trao cho một đoạn văn thường lặp lại được nối kết với nhau với sự ‘cải hoá’–Tuy nhiên, đó là căn bản giáo lý đạo Phật. Đức Phật chặn đứng sự chú ý của họ bằng câu hỏi: ‘Sẽ có ích gì cho bạn khi tìm kiếm một người phụ nữ, tại sao bạn không tìm lại chính mình? ’

Đoạn kinh lại tiếp tục:

Rồi Đức Thế tôn tiếp tục giảng về những đề tài cao hơn…về niệm thí, niệm giới, niệm thiên. Ngài giảng giải về mối hiểm hoạ, về sự xa hoa, sự suy đồi do thoả mãn các giác quan, sự lợi lạc khi từ bỏ các thú vui ấy.

Khi Thế tôn biết được [tâm họ] đã sẵn sàng, nhu nhuyến, dễ tiếp thu, không thành kiến, thanh thản, hoan hỷ, ngài liền giảng cho họ nghe giáo pháp, điều đã khiến cho mọi người có được sự thức tỉnh về: khổ, nguyên nhân (của khổ), sự vắng bặt (khổ), và cách thức (chuyển hoá khổ). Như một tấm vải sạch không một vết bẩn, sẽ được nhuộm rất dễ dàng, cũng vậy, Pháp nhãn thanh tịnh vô nhiễm sinh khởi [trong họ]… đó là ‘từ tự tánh sinh khởi, từ tự tánh hoại diệt.’ (Vin. 1. 23)

Theo đoạn Kinh nầy, hoàn toàn rõ ràng rằng ít nhất các chàng thanh niên nầy (và nhiều người khác) đã bị hấp dẫn bởi Đức Phật, và chính đây là sự kiện đã khiến họ từ bỏ sự truy cầu đời sống thế tụctrở thành một vị tỷ-khưu. Những người khác có thể đã bị thu hút bởi quan niệm sinh hoạt tôn giáo của đạo Phật như đã trình bày trong Kinh Pháp cú (Dhammapada), nơi mà hình ảnh sống động của Đức Phật không tương ứng với cách nói của Nietzsche về vẻ ảm đạm và sự nản lòng, và những ý nghĩa trong kinh ấy lại mạnh mẽ hơn sự đề cập đến niềm hân hoan của riêng ông:

Vui thay chúng ta sống,
Không gì, gọi của ta.
Ta sẽ hưởng hỷ lạc,
Như chư thiên Quang Âm.[69]

Đưa ra một quan niệm về đời sống tín ngưỡng như vậy, có thể hiểu được tại sao các chàng trẻ tuổi thuộc tầng lớp quý tộc phải từ bỏ viễn cảnh thành tựuhạnh phúc tương đối trong đời sống thế tục để trở nên được hưởng hỷ lạc, dù vậy, trước khi cuộc hội ngộ của họ với Đức Phật, một viễn cảnh như vậy chưa bao giờ thâm nhập trong trí họ. Và chắc hẳn là đã có chút sắc thái dịu ngọt[70] nhưng phiền muộn chán ngắt hơn trong đời sống để thuyết phục họ về một viễn cảnh như vậy.[71]

Riêng mình, tôi thấy khó hiểu tại sao các chàng trai trẻ ấy, vốn đang hoàn toàn đáng hưởng thụ cuộc đời, lại phấn khích từ bỏ lối sống trước đây của mình để đi theo đời sống tôn giáo khắc kỷ vật chất, mà có mục tiêu tối hậu hoàn toàn chẳng có gì khác hơn là sự tự huỷ hiện sinh. Làm sao mà một viễn tượng như vậy có thể ngồi lại một bên với sự hưởng hỷ lạc? Dù có giả định Đức Phật là một Pied Piper [72] tài ba, nếu giáo lý của ngài không khế thời, đem đến một kết quả đầy hứa hẹn, thì chắc chắn những người nầy cuối cùng sẽ từ bỏ ông ta–trên tất cả, điều gì sẽ khiến các chàng trai an nhiên sống trong công hạnh của một tỷ-khưu–đời sống tiết dục, ăn nhờ hạnh khất thực một ngày một bữa, không sở hữu quá ba tấm y và một bình bát? Nhưng ít nhất đối với bản kinh nầy, đây không phải là vấn đề. Và, nếu đây là vấn đề, cũng sẽ không đáng ngạc nhiên khi các chàng trai quý tộc, vốn trước đó đã gặp được Đức Phật, là hoàn toàn hài lòng về thân thế hoàn cảnh của mình, họ đã từ bỏ cuộc sống gia đìnhxuất gia với sự hướng dẫn của ngài. Rất khó để tin rằng những gì Đức Phật đã làm là chỉ cho họ cách thức để thành tựutự tiêu dung bản ngãinstinct of self-destruction’[73] bằng cách thể chứng niết-bàn. Tôi thấy hợp lý hơn khi cho rằng Đức Phật đã thuyết phục họ khi so sánh với viễn cảnh đời sống mà bây giờ ngài đang khai mở cho họ, cuộc đời trước đây của họ là khổ (dukkha), bằng ngụ ý, cuộc sống đa phần được định hướng bởi con người. Và cũng có lý để hiểu rằng nguyên do cách sống trước đây của họ để bây giờ dường như cảm thấy không hài lòng là vì, căn bản là không được thoả mãn. Điều mà Đức Phật tặng cho họ là viễn cảnh của một lý tưởng đầy ý nghĩa hơn cho con người có thể trở thành. Tôi sẽ trở lại cách phiên dịch về ý niệm khổ (dukkha) ở phần sau, và bây giờ sẽ đề cập đến điểm rốt ráo liên quan đến ý niệm khổ (dukkha).

Nếu nhiều người chán ngán cuộc đời có thể, theo ngữ cảnh luân hồi sinh tử vô tận của Ấn Độ, có ý thức chấp nhận một cuộc sống chịu đựng viễn cảnh trở nên tịch diệt một khi và cho tất cả. Rốt ráo, đó không có nghĩa phạm tội tự sát khi họ đơn giản phải đối diện trở lại với cuộc sống. Trong trạng thái tuyệt vọng, tư tưởng của một viễn cảnh cùng cực như vậy trở nên dường như không thể kham nỗi. Và dù nếu con người không tuyệt vọng và chản nản cuộc sống, như ấn tượngkinh tạng Pāli đã nêu ra, tuy vậy nó sẽ được biện bácviễn cảnh cùng cực ‘tái sinh–again-becoming’ có thể xuất hiện nhiều–có lẽ nhiều dạng suy nghĩ–như là một gánh nặngtốt hơn là chẳng làm gì cả, dù họ rất không hài lòng với hiện tại của mình rất nhiều. Và, đây là vấn đề, ý niệm đặt một dấu chấm hết cho sự tái sinh trong tương lai và do đó, trở nên tịch diệt, có lẽ sẽ hấp dẫn. Đúng là đạo Phật nhấn mạnh đến mục tiêu với ý nghĩa chấm dứt luân hồi sinh tử, hoặc đúng hơn, là tái sanh,[74] là chứng đắc niết-bàn, nhưng thực chất vấn đề ‘bất sanh’[75] hay niết-bàn, tôi lại phải để sang phần sau.

Từ quan điểm của đạo Phật, con người sẽ phải từ bỏ nhiều hơn một chuỗi vô tận đời sống phàm phu. Theo giáo lý nghiệp[76] trong đạo Phật, cái mà con người trở thành trong đời sống tương lai sẽ được quyết định bởi cả hai phương diện, cách thức người ấy hành xử trong hiện tại, cũng như kết quả hành vi của họ trong quá khứ đến nay chưa chín muồi. Đây không có ý muốn nói là bất kỳ những gì người ta đã trải qua trong hiện tại đều là kết quả trực tiếp của hành vi trong đời trước. Trong Tương ưng bộ Kinh, [77] Đức Phật tuyên bố rằng các vị sa-môn hay bà-la-môn nào nói rằng ‘bất kỳ lạc thú hay khổ đau hay các trạng thái tinh thầncon người trải qua, là kết quả của hành vi kiếp trước’ đều là sai lầm. Khổ đau, chẳng hạn, có thể phát xuất ‘từ khô tháo, từ gió, từ sự kết hợp của thân bất an, từ sự thay đổi mùa tiết, do sự tấn công của thù địch,[78] từ sự vô cớ bị tấn công, [79] cũng như từ kết quả của nghiệp(kamman) đời trước.’ Điều đạo Phật muốn nói là đến mức độ con người làm việc thiện,[80] thì kết quả[81] sẽ tốt đẹp tương ứng, và ngược lại. Do vậy chắc chắn rằng, nhờ tạo thiện nghiệp[82] nên sẽ được tái sinhchư thiên (deva) trong một cõi trời đầy phước lạc, nơi đó theo truyền thống, tất cả mọi ham muốn của mình đều được đáp ứng tức thì. Và, nếu chúng ta tiếp tục tạo thiện nghiệp, chắc chắn, trên nguyên tắc, phải được tiếp tục tái sinh như là chư thiên ngay sau hiệu quả của hành vi để đưa họ đến ngay chỗ đó sau khi họ chết đi. Thế nên khả năng của một hiện hữu phúc lạc vĩnh hằng ở trên một cõi trời nào đó hay nơi nào khác, đối với đạo Phật có lẽ là cảnh giới ít thoả đáng hơn là cảnh giới niết-bàn, đó là cảnh giới hoàn toàn nằm trong năng lực riêng của chính mình: bất kỳ điều gì biến dịch diễn ra sẽ luôn luôn hiện hữu ngay trong cảnh giới ấy và, miễn là nghiệp của chúng tathiện nghiệp, sẽ duy trì cảnh giới ấy. Thế thì, có vẻ hơi quá đáng, nếu niết-bàn có nghĩa là hoàn toàn tịch diệt, đưa con người trở lại với viễn cảnh phước lạc vô biênưa thích tịch diệt hơn. Nhưng thậm chí nếu chúng ta có thể thường an trụ trong cảnh giới ấy thì vẫn sẽ rơi vào phạm trù hành khổ,[83] thế thì bằng ý nghĩa nào thì phước lạc vô biên được xem là một sắc thái của khổ (dukkha)? Làm sao mà sắc thái ấy có thể trở nên không thoả đáng đối với viễn tượng một cõi trời như vậy? Trên tất cả mọi viễn tượng nầy, hay một cõi giới nào tương tự như vậy, dường như đều là mục tiêu tôn giáo của phần lớn số đông loài người. Lại nữa, lời giải đáp của đạo Phật cho vấn đề nầy sẽ tuỳ thuộc vào vấn đề niết-bàn thực sự là gì, như một viễn tượng khổ (dukkha) chỉ là nghịch đảo của niết-bàn. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đã đủ khi nói để chỉ ra rằng theo giáo lý đạo Phật, ý niệm cuộc đời là khổ (dukkha) không tương ứng với cách diễn đạt của Nietzsche về điều ấy. Có nghĩa là cuộc đời đơn giản chỉ là khổ (suffering). Cũng chẳng phải là hình ảnh mà đoạn văn truyền đạt nhằm vào những chàng trai mà Đức Phật đã truyền ấn tượng cho họ là họ đã chán ngắt đời sống, rằng đó là những hậu duệ của trường phái Nietzsche. Và cũng chẳng phải đó là trường hợp lý do chính đáng khiến con người quay lưng với cuộc sống phàm tình để xuất gia theo đạo Phật đơn giản là vì họ chán nản và tuyệt vọng đối với cuộc đời. Nietzsche, Tuy nhiên, không nghĩ rằng đời sống theo đạo Phật, không giống như những gì được tuyên bố bởi những tôn giáo khác, thành tựu thực sự những hứa hẹn của họ. Hàng đệ tử Phật đã vượt thắng mọi chán nản và tuyệt vọng giả định và trở nên rất an lạc,[84] họ hàng phục khổ (dukkha) của mình thông qua chứng đạt trạng thái thoả mãn như kẻ ngây dại,[85] trong đó họ có thể quán sát sự tịch diệt rốt ráo trong tri giác đây là con đường duy nhất của cuộc đời để tương ứng với thực tạichân lý. Điều đó sẽ là lời giải đáp toàn diện nhất cho những người có cuộc sống trở nên vô nghĩa và những người xem khổ (dukkha) như là hệ quả.

3.2. NGHIỆP TRÓI BUỘC CON NGƯỜI HIỆN HỮU

Theo Nietzsche, ‘Trong đạo Phật, tư tưởng nầy trội vượt nhất: Mọi tham muốn, là những điều gây nên sự tác động và nôn nóng, đều thúc đẩy con người tạo nghiệp.–chỉ đến mức độ nầy rồi con người tạo tác… đã trói buộc con người với sự hiện hữu.’[86] Đúng vậy, đây chính là điều đạo Phật muốn nói về nghiệp (kamman) hay tạo tác (action). Chính tham muốn của chúng ta dẫn đến việc tạo nghiệp,[87] và, tuỳ theo phẩm tính đạo đức trong hành vi của chúng ta, mà chúng ta sẽ, như một hệ quả, được tái sinh ở một cảnh giới nào đó trong cõi luân hồi (sasāra),[88] hoặc là sinh trong cõi giới thấp kém,[89] trung giới,[90] hay thắng xứ.[91] Nietzsche tiếp tục bổ sung rằng vì đối với đạo Phật ‘mọi hiện hữu đều là vô nghĩa, theo đó, những dẫn lực và tham muốn đã khẳng định sự hiện hữu cũng phải là vô nghĩa lý: Người Phật tử ‘thấy trong cái ác một dẫn lực kéo về hướng phi lý: với sự khẳng định phương tiện chấm dứt sự từ khước của con người.’[92] Ý tưởng ở đây là vì trong đạo Phật, mục tiêuchấm dứt hiện hữu tương tục và các khổ (dukkha), chính thông qua các hành nghiệp trong quá khứhiện tạichúng ta sinh ra và chịu khổ trong đời nầy và sẽ tiếp tục tồn tại và sống không hài lòng chịu đựng trải qua, sẽ vô lý đối với người Phật tử khi hành xử theo những dẫn lực nầy khi thế gian khẳng định một phản đề đối với mục tiêu của mình, có nghĩa là tiếp tục tồn tại và khổ (dukkha), hay đơn giản là trôi lăn trong luân hồi sinh tử (sasāra). Khi hiện hữu bây giờ được xem như là không mục đíchvô nghĩa, thì mọi hành nghiệp vốn đã khẳng định sự hiện hữu tự nó sẽ trở nên không mục đíchvô nghĩa. Do vậy, vì đạo Phật ‘nhắm đến đường hướng vô thể… nên họ ghê sợ mọi tác dụng dẫn động,’[93] và, ‘quan niệm giới hạnh để giải thoát con người ra khỏi nghiệp chướng nầy,’[94] giới luật dạy rằng ‘Không được làm.’[95] Một số ‘thiện’ nghiệp, tuy vậy, lại được làm, nhưng ‘chỉ trong lúc đó, nghĩa là chỉ như một phương tiện–để hoá giải mọi nghiệp chướng’[96]–tức niết-bàn, tức hoàn toàn ‘vắng bặt mọi tham muốn,’[97] là trạng thái tự tại đối với mọi nghiệp chướng. Dạng dẫn lực mà Nietzsche nghĩ trong đầu ông là ‘cảm giác hằn thù, ác cảm, ganh ghét,… thù địch,’ và mọi cảm xúc dẫn đến sự hằn học, vốn làm nóng máu’ hoặc khiến tâm bồn chồn. Tất cả những cảm xúc nầy và những tác dụng tương tự đều là ‘hoàn toàn không lành mạnh đối với mục tiêu dinh dưỡng,’ là ‘chuyển hoá khổ đau,’ khi lẽ ra chúng có tác dụng gia tăng ‘thêm sự kích thích vốn tự biểu hiện như là năng lực tinh lọc khổ đau.’[98]

Điều nầy có lẽ là nhận thức của Nietzsche về giáo lý nghiệp hay tạo tác trong đạo Phật: rằng mục đíchđạt được cảnh giới hoàn toàn tự tại đối với các hành nghiệp thông qua giải trừ các tham muốnhành vi khiến đã tạo nên sự hiện hữu (điều trong đạo Phật gọi là akusala[99] hay bất thiện nghiệp hoặc ác nghiệp), và tu tập những việc ‘thiện’ nầy vốn chỉ như một phương tiện để đạt đến cứu cánh (điều mà đạo Phật gọi là kusala hay ‘thiện’ nghiệp).

Nietzsche hoàn toàn đúng khi hiểu rằng trong đạo Phật, mọi hành vi biểu hiện tác độngham muốn đều đúng thật là ‘trói buộc con người vào sự hiện hữu’ hoặc, theo thuật ngữ Phật học, là ‘tái sanh’[100] trong cõi luân hồi (sasāra). Và những tác dụng mà ông lưu ý như ganh ghét, thù địchtrả thù là những ví dụ hay cho dạng tác dụngđạo Phật cho là bất thiện (akusala), trong đó chúng là phản đề của sự truy cầu tâm linh và chính là loại tác dụng mà, nếu không bị cấm chế, chúng sẽ dẫn đến sự hiện hữu tương tục, đặc biệt là trong các cõi giới luân hồi sinh tử thấp kém. Nhưng Nietzsche đã nhìn các hệ quả của các nghiệp bất thiện nầy–khổ (dukkha)–như là cái gì đó hầu như trực tiếp và mang tính sinh lý, chẳng hạn như nó khiến cho máu nóng, hằn học, và bồn chồn. Nhưng đạo Phật, dù không bác bỏ các điều ấy có thể là có một vài hệ quả trực tiếp và một số rất có thể là triệu chứng sinh lý, mà đạo Phật hiểu rằng những hệ quả của nghiệp chúng ta, dù thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp, có thể phải cần đến nhiều năm và thậm chỉ cả đời mới biểu hiện ra, vì chúng chỉ hiện hành khi nào có đủ điều kiện tương ứng. Do vậy, ít nhất theo như đạo Phậtnghiệp báo (kamma-vipākas)[101] cần phảithời gian để hiện hành và còn để có thể ‘chín muồi–dị thục’ trong các cõi giới khác hơn là chỉ trong cõi người ta. Hệ quả của nghiệp nầy không thể được giảm trừ chỉ trong ý nghĩa sinh học tức thời.

Nietzsche còn nói rằng mục đích thành tựuniết-bàn, là trạng thái không tạo tác–non-action, trạng thái mà, nhờ ‘vắng bặt mọi tham muốn,’ là đồng nhất với ‘sự tự tại đối với các hành nghiệp,’ và mục tiêu ấy chỉ được thành tựu qua:

  1. Không làm các việc ‘ác’.
  2. Làm các điều ‘thiện’, mà xem đó như là phương tiện để thể nhập niết-bàn, và dừng lại khi nào cảnh giới niết-bàn được thực chứng. Điều nầy để cho chúng ta an trụ trong niết-bàn, vốn là cảnh giới không tạo tác một hệ quả trong tương lai, và do những gì ngay trong hiện tại chính là sản phẩm của hành vi trong quá khứ, cả thiện và ác, bất luận là gì, đơn giản mình đều muốn tịch diệt, không còn lưu lại đợi đến lúc chết.

Do vậy, trong chương tiếp theo, tôi sẽ khảo sát mục đích của đạo Phật có phải là trở nên tịch diệt khi chết hay không, ở đây tôi chỉ xem xét trong ý nghĩa nào đó, tôi có thể cho rằng, người đã chứng niết-bàn, không còn tham muốn nữa, là người đã tự tại đối với tất cả nghiệp.

Trong khi sự thậtđạo Phật nhấn mạnh đến mục tiêu trong thuật ngữ nghiệp tận (kamma-nirodha)[102] và cho rằng phương pháp dẫn đến chuyển hoá toàn triệt hành nghiệpTứ diệu đế[103] hay là, chúng ta có thể nói, bằng phương tiện thiện nghiệp (có nghĩa là việc thiện theo Nietzsche), sẽ sai lầm khi kết luận rằng người đã chứng niết-bàn là không còn tạo tác nữa. Chẳng hạn, sau khi Đức Phật chứng đắc niết-bàn, ngài đã dành hết 45 năm hay nhiều hơn với cuộc đời rất sinh động, và công hạnh của ngài đã thể hiện qua rất nhiều tác dụng nhất định, có nghĩa là từ ái[104]và lân mẫn[105] vì lợi lạc cho mọi chúng sinh. Và lời truyền dạy của ngài dành cho các môn đệ đã chứng niết-bàn rằng đó không phải là đồng nhất với vô vi/không tạo tác (non-action):

Nầy các tỷ-khưu, chính Như Lai đã tự tại đối với mọi cám dỗ, cả những gì thuộc về cõi trờicõi người. Và các thầy, các vị tỷ-khưu, cũng đều đã được tự tại đối với mọi cám dỗ, cả những gì thuộc về cõi trờicõi người. Các thầy tỷ-khưu, hãy lên đườnghạnh phúc của số đông, vì sự an lạc và số đông thiếu lòng từ trên thế gian, vì sự thịnh vượng, an lạchạnh phúc của chư thiênloài người. Đừng đi hai người trên cùng một con đường. Các thầy tỷ-khưu, hãy truyền dạy giáo pháp an lànhthời kỳ đầu, an lànhthời kỳ giữa, và an lànhthời kỳ sau cùng. (Vin. i. 19)[106]

Thế có gì mâu thuẫn ở đây chăng? Một mặt, niết-bàn là chỉ cho sự dừng bặt mọi tạo tác, và mặt khác, khi đã đạt đến mục tiêu nầy rồi, họ lại được khuyến khích đi du hoá khắp nơi để mang thông điệp của Đức Phật đến cho số đông những người còn lại, được khuyến tấn bởi tâm từ của họ, và vì mối quan tâm đến sự thịnh vượng của bằng hữu mình.

Theo kinh điển đạo Phật, ‘nghiệp’ (kamman) đồng nghĩa với ý chí,[107] và tạo thành một miêu tả hơi có chút súc tíchđơn giản về một vấn đề vốn rất phức tạp,[108] điều chúng ta thực sự nêu ra ở đây là vấn đề của một loại ý chí hay dự hướng. Khi Đức Phật tuyên thuyết về niết-bàn bằng thuật ngữ diệt tận của nghiệp; (kamma-nirodha), có nghĩa là ý chí và dự hướng được định hình và điều kiện hoá bằng ‘vô minh’[109] và vô số tác dụng khác đã cấu thành hiện hữu mê muội, có nghĩa là tam lậu,[110] được cho là bị trừ sạch ngay khi chứng đắc niết-bàn: đó là dục lậu, hữu lậuvô minh lậu. Thường có thêm lậu thứ tư, đó là kiến lậu.[111] Nói cách khác, ý chíhành nghiệp bị ảnh hưởng hay tuỳ thuộc vào nhiều giáo lý, học thuyết, ý kiến… bao gồm cả cái cơ bản nhất, ngay cả một ví dụ trong đạo Phật, là dụ Chiếc bè pháp (Parable of the Raft).[112] Sự diệt tận của nghiệp (kamma-nirodha) chính là hàm ý dừng bặt các ý hướng tạo tác nên các ‘nghiệp báo’ (dị thục-vipākas) và quả (phala) khiến giữ con người trói buộc trong đời sống vô minh, một dạng ý hướng tính vốn chỉ phát khởi trong tâm thức của chúng sinh chưa giác ngộ sáng suốt. Để thực chứng được niết-bàn, những ý hướng nầy phải dừng bặt. Đây là cái mà thực chấtý nghĩa của dừng hẳn các tạo tác. Như trong Kinh Mahācattārīsaka Sutta cho chúng ta biết, có ba loại nghiệp (kammanta): tà nghiệp (wrong action; micchā-kammanta) và hai loại chánh nghiệp (right action; sammā-kammanta). Có dạng chánh nghiệphữu lậu,[113]dính líu đến sự [tu tạo] phước đức (puññā-bhāgiya), và ‘chín muồi trong đời sau’[114] và có loại chánh nghiệpthánh hạnh (ariya), vô lậu[115] và xuất thế gian.[116] Hai loại nghiệp sau không phải là tạo nghiệp, và ý chí (will) do vậy, không gây ra hệ quả sẽ chín muồi trong luân hồi (saṃsāra). Sự khác biệt nầy giữa hai loại chánh nghiệp còn được thấy trong các bản kinh khác. Khi được hỏi, ‘do đâu khi thực hành thiện giới (kusala-sīlas) mà được vô lậu,’ Đức Phật trả lời rằng khi ‘có phẩm hạnh, có đạo hạnh (sīlavant), chứ không phải do khi thường trì giới (sīlamaya).’[117] Nói cách khác, có một dạng thiện nghiệp tương đương với loại thứ nhất của chánh nghiệp, đó là tu chỉnh nhờ vào những nguyên tắc đạo đức như quy định điều gì là tốt, điều gì là xấu. Nhưng, khi thực hành dạng thứ nhất của chánh nghiệp, chúng ta cuối cùng sẽ trở thành người đạo hạnh, một sīlavant, là người tự tại đối với mọi lậu hoặc, ý hướnghành vi tạo tác của người ấy vốn tự nhiên đều là đạo đức và thiện lành chứ không phải do dựa vào những nguyên tắc đạo đức được quy định. Dạng thiện nghiệp thứ hai nầy, do vậy phải được phân biệt với dạng việc lành ‘dựa vào nguyên tắc đạo đức,’ có nghĩa là dựa vào ý thức nỗ lực cấm chế những việc bất thiện. Khi Đức Phật được gọi là viên mãn ‘các cảnh giới thù thắng’[118] điều nầy có nghĩa là các công hạnh của ngài không còn tuỳ thuộc vào những nguyên tắc đạo đức được quy định hoặc những luật lệ cho biết cái gì là thiện, tránh cái bất thiện, vì vốn tự bản chất đã là thiện rồi. Do vậy, khi Nietzsche nói rằng niết-bàn là trạng thái ‘tự tại đối với các nghiệp’ là do đã ‘vắng bặt mọi tham dục,’ chúng ta phải bổ sung rằng, đó là cảnh giới trong đó chỉ dừng bặt một loại hành nghiệp nào đó, chứ không phải tất cả mọi hành nghiệp.

3.3. Ý NIỆM KHÔNG CỦA ĐÔNG PHƯƠNG – ĐIỀU ĐƯỢC GỌI LÀ NIẾT-BÀN

Trong đạo Phật, thực tế có hai thuật ngữ chỉ cho niết-bàn, nirvāṇa và parinirvāṇatiếp đầu ngữ pari- có nghĩa là hoàn toàn (complete) hay trọn vẹn (full). Có nơi dùng hai nghĩa nầy đồng nhau, nhưng có nơi đặc biệt dùng nirvāṇđể chỉ cho sự chứng đạt tuệ giác (bodhi) hay Giác ngộ (Awakening), và parinirvāṇđể chỉ cho cảnh giới hay phi cảnh giới(non-state) thể nhập ngay khi chết của một người đã chứng niết-bàn.[119] Do vậy, vấn đềphải chăng mục tiêu tối hậu của đạo Phậttrở thành không hiện hữu (non-existent), là cách mà Nietzsche hiểu, chính là chỉ cho parinirvāṇa. Còn nirvāṇa, theo cách hiểu của Nietzsche, là đạt được ‘phúc lạc trên trần thế,’[120] là trạng thái hân hoan, tịch lặng, vắng bặt tham muốn,’[121] trước khi rốt ráo thể nhập parinirvāṇa, ‘ý niệm không của Đông phương’ hay là tịch diệt vào ngay lúc chết.

Khi Đức Phật được hỏi rằng có sự hiện hữu (state) hay không hiện hữu (non-state) sau khi chết của một người đã chứng niết-bàn, Đức Phật trả lời:

Nầy, Upasīva. Cũng giống như ngọn lửa bị sức gió mạnh thổi, ngon lửa ấy sẽ đi đến chỗ tận cùng, không thể nào ước lượng nổi. Cũng vậy, vị ẩn sĩ được giải thoát danh thân (nāma-kāya)[122] cũng sẽ sẽ đi đến chỗ tận cùng, không thể nào ước lượng được.

 (Upasīva hỏi): Vị ấy đi đến chỗ tận cùng. Phải chăng vị ấy không hiện hữu, hay vị ấy hiện hữu thường hằng? Xin Thế tôn trả lời cho con, để giúp con hiểu rõ Pháp như thật ngài đã giảng.

Nầy, Upasīva. Người đi đến tận cùng không thể còn ước ượng. Đối với người ấy chẳng còn gì hiện hữu đối với họ như những gì mọi người đề cập đến người ấy. Khi tất cả các pháp[123] đã được nhổ sạch, thì mọi cách nói năng cũng được nhổ sạch hết. (Sn 1074-6).

Như tia lửa cháy sáng, phát từ búa sắt đập, dần dần được nguội lạnh, sanh thú không biết được–cũng vậy, những bậc đã chân chánh giải thoát và đã vượt qua dòng nước, trói buộc bởi các dục và đạt được an lạc không lay chuyển. Họ không còn sanh thú để có thể chỉ bày.

(Ud. viii, 10–Phật tự thuyết)[124]

Có nơi nào hoặc không có nơi nào sau khi chết của người đã chứng niết-bàn, được xem là siêu việt mọi ý nghĩa–tăng nghĩa đạo,[125] siêu việt mọi ngôn thuyết,[126] siêu việt mọi ý niệm giả danh,[127] vượt qua tri kiến,[128] và thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra).[129] Nơi khác, Đức Phật, có lẽ hơi châm biếm, nói rằng, cảnh giới của Như Lai[130] là không lưu lại dấu tích bây giờ và ở đây, riêng khi nhập diệt, ngay cả các chư thiêncõi trời Indra,[131] Phạm thiên (Brahmā), và Pajāpati.[132] Nguyên do ‘Đức Như Lai tự tại đối với mọi suy lường tính toán [như vậy] là vì [bản tâm] ngài vốn ‘vi diệu, thâm sâu, vô lượng, vô biên như đại dương.’[133] Khi chàng du sĩ Vacchagotta hỏi Đức Phật về những vấn đề nầy, và không có điều nào được Đức Phật đáp lại một cách thoả đáng, Vacchagotta nói rằng: ‘Con đã rơi vào hoang mang,… con đã bị bối rối, và mức độ tự tin con đã có trước khi thảo luận với Đạo sư Cồ-đàm bây giờ đã biến mất.’ Đức Phật đáp lại:

– Này Vaccha, đã đủ cho sự vô tri của ông! Đã đủ với sự mê mờ (của ông)! Này Vaccha, pháp này rất sâu mầu, khó thấy, khó giác ngộ, an tịnh, thù thắng, không thể đạt được chỉ bằng lý lẽ, (pháp nầy) tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu. Rất khó cho ông có thể hiểu được, khi ông cứ chấp giữ tri kiến khác, tiếp thu giáo lý khác, theo đuổi lý tưởng khác, có sự hành trì khác và theo một vị thầy khác.. (M-N i. 487)

Nếu Đức Phật giảng dạy một giáo pháp thuộc về hư vô luận, thì ý niệm ấy không thể nào vượt qua khỏi phạm vi khái niệm, v.v… và sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với những ai bị hư vô hoá vì khó dò thấu như đại dương mênh mông. Do vậy, chúng ta có thể giả định rằng trong ý nghĩa của Đức Phật, những gì diễn ra trong tâm ngài là điều hoàn toàn cơ bản, là cái gì đó vượt qua hẳn sự chấp trước của những ai vốn vẫn còn bị ảnh hưởng của hệ quả luân hồi (saṃsāra). Tất cả những gì bản kinh nầy nói với chúng taquan niệm đạo Phật về những điểm nầy là nhắm đến một dạng cảnh giới hay cách thức hiện hữu vốn đơn giản vượt qua mọi phân loại.[134] Khi trong một kinh khác nói với chúng ta rằng, bất kỳ điều gì mà một kẻ phàm phu có thể tưởng tượng và ước đoán, các điều ấy đều là sản phẩm của tâm chưa giác ngộ, đều bị sai sử bởi mê lầm.[135]

Theo trích dẫn trên, sự thật của vấn đề chỉ có thể được thấu hiểu bởi ‘kẻ trí,’[136] có nghĩa là người nhận ra được ‘sự vật đúng như chúng đang là.’[137] Điều nầy hoàn toàn tương ứng với điều căn bản nhất trong giáo lý Duyên khởi[138]của đạo Phật, được cho là hình thành từ điều được gọi là nội hàm trí huệ giác ngộ của Đức Phật.[139] Giáo lý nầy cho biết rằng các hiện tượng, dù là vật chất, sinh vật, tinh thần hay không thuộc dạng vật thể, đều trở nên hiện hữu nhờ vào các điều kiện, và khi nào các điều kiện nầy không còn nữa thì các hiện tượng ấy cũng trở nên biến mất. Sự thật ấy dù Như Laihiện hữu hay không hiện hữu sau khi ngài nhập diệt thì sự thật vẫn đúng đắn trong những điều kiện nhất định, khi những điều kiện nầy đến với nhau. Chẳng hạn, sự vắng mặt của những tâm hành vốn bắt nguồn hoặc là từ tham (attachment; p: lobha), sân (ill-will; p: doṣa), si (delusion; p: moha), và sự chứng nhập cảnh giới ‘chánh định,’[140] mà ở đây là điểm cao nhất của một loạt tăng thượng trạng thái của tâm để hình thành những điều kiện tất yếu để cho ‘thấy được sự vật đúng như chúng đang là.’[141] Theo đạo Phật, ‘Thấy biết sự vật đúng như chúng đang là,’ hoặc là thấy đúng sự thật của các hiện tượng, chỉ có được dưới một nhân duyên nào đó. Như Đức Phật nói với Ca-chiên-diên (Kaccayana) khi ngài hỏi về ‘chánh kiến’[142]

Này Ca-chiên-diên, thế gian nầy phần lớn y cứ vào hai khuynh hướng (quan niệm): có và không.

Này Ca-chiên-diên, đối với những ai có nhận thức đúng đắn tập khởi, thì người ấy không chấp nhận thế giới nầy là không có thật.

Ca-chiên-diên, đối với những ai có nhận thức đúng đắn thấy như thật thế giới hoại diệt, thì người ấy không chấp nhận thế giới nầy là có .

Ca-chiên-diên, phần lớn trên thế gian nầy, chấp thủ và bị trói buộc bởi thiên kiến. Và ai với tâm không trú trước, chấp thủ phương tiện, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không đắm chấp vào quan niệm: ‘Cái nầy là ta.’ Khi khổ sinh thời biết là sanh, khi khổ diệt thì biết là diệt; người ấy kiên định, không nghi ngờ, không dựa vào ai khác. Đó gọi là chánh kiến. Đó chính là chánh kiếnNhư Lai giảng bày. Do vậy, Ca-chiên-diên, người ấy có chánh kiến.

Ca-chiên-diên, mọi sự đều hiện hữu (có) đó là một cực đoan.

Ca-chiên-diên, mọi sự đều không hiện hữu (không) đó là cực đoan thứ hai.

Ca-chiên-diên, không chấp giữ cực đoan nào cả, Như Lai giảng dạy giáo pháp (Dhamma) Trung đạo: (chính là Duyên khởi). [143]

Từ quan điểm đạo Phật, áp đặt phạm trù có (existence; atthitā) hoặc không (non-existence; p: natihitā) lên mọi hiện tượng có nghĩa là tách rời sự thật ‘Duyên khởi’: các hiện tượng hình thành nhờ vào các điều kiện, và các hiện tượng họai diệt khi các điều kiện nầy không còn nữa. Vạn pháp chỉ là sự hiện hữu tương quan (relative existence)–ý nghĩa có (existence) và không (non-existence) ở đây được hiểu với hàm ý là cái gì đó ‘hiện hữu chắc thật–absolute existence’ và ‘chắc thật không hiện hữu –absolute non-existence.’ Do vậy, cố gắng xác định Như Laihiện hữu sau khi nhập niết-bàn hay không, được cho là một trong những cực đoan khiến có thể vén mở sự thật của vấn đề. Nếu nói Như Lai còn hiện hữu, thì sẽ rơi vào tà kiến[144] thường hữu luận.[145] Nếu nói rằng Như Lai không hiện hữu, thì sẽ rơi vào tà kiến đoạn diệt luận.[146] Do vậy, dù bất luận trường hợp nào, sẽ rất sai lầm khi nói rằng Đức Phật giảng dạy giáo thuyết có mục tiêu tối hậuhư vô.

Ngay cả trong thời kỳ Đức Phật, ngài bị gán cho là một nhà ‘hư vô luận’ (venayika) khi giảng dạy ‘giáo thuyết đoạn diệt,[147] một giáo thuyết có liên hệ với sa-môn Ajita Kesakambalin,[148] một ngoại đạo sống cùng thời với Đức Phật, theo chủ thuyết duy vật. Theo Kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta),[149] Ajita được Đức Phật chỉ dạy rằng, ‘lời nói của những ai tuyên bày giáo thuyết cho rằng có sự tồn tại [sau khi chết] là vô íchsai lầm. Người ngu cũng như kẻ trí, ngay lúc thân không còn sống, liền bị hoại diệt và hư thối, chẳng còn gì tồn tại sau khi chết.’[150]

Trong Kinh Phạm động (Brahmajāla-sutta),[151] có liệt kê 7 đoạn diệt luận (ucchedavāda) như sau:

Duy vật luận (materialistic) liên quan đến Ajita, và sáu dạng phi duy vật, mỗi phái tuyên bố rằng có một tiến trình của ‘ngã–attan’ phi vật thể, vi tế hơn, còn lại sau khi chết, và chỉ khi nào cái ngã tối hậu nầy đi mất, có lẽ qua phương tiện chứng ngộ tâm linh, thì sự diệt tận (của ngã) ấy mới thực sự xảy ra. Những quan niệm nầy đều được Đức Phật cho là tà kiến (wrong-view; micchā-diṭṭhi)[152] và vì vậy, dạng ấy không phải là giáo pháp của ngài. Dạng quan điểm mà Nietzsche đã có về mục đích đạo Phật, do vậy, có lẽ được xem là quan niệm sai lầm đối với những người Phật tử. Ở các bản kinh khác, khi Tướng quân Sīha hỏi Đức Phật rằng ngoài giáo lý ngài giảng có rơi vào trong số đó chăng: ‘Ẩn sĩ Cồ-đàm quả quyết có sự đoạn diệt [annihilation; uccheda], ngài dạy thuyết đoạn diệt [annihilation ucchedavāda] chăng?’ Đức Phật đáp lại rằng có: ‘Như Lai thực có khẳng định sự đoạn diệt của tham, sân, si; Như Lai khẳng định có sự đoạn diệt của vô số tâm hành phiền nãobất thiện.’[153]

Rất thú vị, giới học Phật đánh giá rằng ‘tà’ kiến là chỉ cho quan niệm ‘hư vô, đoạn diệt luận.’ Trong Trung bộ kinh (Majjhima-Nikāya),[154] nơi mà số lượng lớn bản kinh Phật chung quy là theo lối đánh cược của Pascal,[155] là Hữu luận (atthikavāda; doctrine of there-is)–khẳng định rằng các hành vi có nghiệp còn theo sau, rằng có một thế giới siêu việt thế giới nầy, rằng có những người tự chứng nhập được cảnh giới nầy–là ưa thích thuyết ‘Không luậnnatthikavāda; doctrine of there-is-not’, khẳng định quan điểm ngược lại. Lợi thế của người theo phái Hữu luận (there-is-ist; p: atihikavādin) là người ấy sẽ được khen thưởng ở đây và bây giờ bởi những người hiểu biết’ vì tán đồng quan điểm như vậy, thậm chí những thuyết nầy trở nên bị sai lầm và không có một thế giới siêu việt, v.v… Nhưng nếu có những điều mà đạo Phật khẳng định, thì ‘sau khi chấm dứt mạng sống, họ sẽ tái sinh trong một cõi giới hạnh phúc, ngay cả ở trên cõi trời,’ cũng như được tán thán trong cõi đời nầy.[156] Những người theo phái Không luận–natthikavāda; there-is-not-ist’ chẳng có gì để trông chờ phía trước, vì giáo thuyết mình theo là đúng đắn, tuy nhiên, anh ta sẽ bị lên án bởi những bậc trí ở đây và bây giờ, và sẽ không có đời sống tương lai để trông chờ. Nhưng nếu chủ thuyết ấy sai lầm, mà đó là những gì mà người Phật tử suy tưởng, thì cũng như bị lên án bởi những bậc trí ở đây và bây giờ, sau khi chết anh ta sẽ bị tái sinh trong cõi giới thấp kémđau khổ. Thế nên, nếu không tin chắc ai tin điều gì, tốt hơn là đặt cược ‘tiền’ vào phía Hữu luận (there-is-ist; p: atihikavādin).

Người Phật tử, do vậy, tự thấy mình quen thuộc hơn với những điều mà ngoại đạo đã theo, chẳng hạn, giáo lý Áo nghĩa thư (Upaniṣad) dạy rằng ‘con người trở nên thiện lành nhờ tạo thiện nghiệp và trở nên ác vì tạo ác nghiệp’[157]hơn là giống như trường hợp của Ajita Kesakambalin, mà như ta thấy, được truyền dạy một tín điều trong đó ‘nói rằng những ai thuyết giảng giáo thuyết còn sự hiện hữu [sau khi chết] là vô nghĩasai lầm. Kẻ ngu cũng như người trí, ngay lúc mạng chung, thân thể sẽ hư hoại và thối rữa, họ chẳng còn hiện hữu sau khi chết.’[158]

Dù câu trả lời của Đức Phật về có sự tồn tại hay không tồn tại sau khi chết của người đã chứng niết-bàn, nghiệp chướng đã phủ nhận hoàn toàn cách hiểu của các nhà Hư vô luận, và đặt cách hiểu về các vấn đề ấy vượt lên trên sự tiếp cận của các phạm trù lý trí, Tuy nhiên, có một vài bộ kinh, với thuật ngữ hoàn toàn khẳng định, đề cập đến vài dạng ‘siêu việt.’ Hai đoạn kinh dưới đây từ Kinh Phật tự thuyết (Udāna) đã dẫn chính họ đến cách hiểu ấy như sau:

– Này các tỷ-khưu, có xứ [āyatana] ấy, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; trong đó không có Không vô biên, không có Thức vô biên xứ, không có Vô sở hữu xứ, không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau, không có cả hai; không có mặt trăng, mặt trời. Do vậy, này các tỷ-khưu, Như Lai tuyên bố không có đến [āgati], không có đi [gati], không có trú [hiti], không có diệt [cuti], không có sanh; không có an trú [upapatiṭṭhita], không có kết thúc [appavatta], không có sở duyên [anārammaa], đây dúng thực là đoạn tận khổ (dukkha).

– Này các tỷ-khưu, có sự không sanh [ajāta] , không hiện hữu [abhūta] , không bị tạo tác [akata] , không hữu vi [asakhata], này các tỷ-khưu, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly (escape; [nissaraa]) khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Nhưng vì, các tỷ-khưu, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày [panñāyati] sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị tạo tác, hữu vi.[159] (Ud. 80–i; It 37)

Làm sao để chúng họ hiểu được Kinh Tự thuyết (Udāna) ấy là điều không dễ. Nhưng họ đã phản đối lại bất kỳ quan điểm hư vô luận nào của đạo Phật. Các Kinh khác đề cập đến một vài hình thái của thức (consciousness; viññāṇa) hay tâm (mind; citta) có thể được hiểu như là tương tục trong vài cách thức mầu nhiệm sau khi chứng niết-bàn.[160]Tuy nhiên, đào sâu lĩnh vực như vậy sẽ khiến chúng ta đi qua phạm vi khác của tập sách nầy.

Về quan điểm của Nietzsche xem đạo Phật như là một tôn giáo mang tính hư vô, người ta không ngạc nhiên nếu Oldenberg không dịch nhầm thuật ngữvibhava-tahā; thèm khát hư vô– thirst for annihilation’ là der Vergänglichkeitsdurst; thèm khát vô thường–thirst for impermanence,[161] mà dịch chính xác hơn là Selbstvernichtungsbegehren hay là ‘thirst for self-annihilation’[162] nêu ra rằng sự khao khát hư vô nầy được xem là điều bất thiện phải được từ bỏ, Nietzsche có lẽ đã tạm ngừng để xem xét lại đạo Phật có thực là đã giảng dạy học thuyết Hư vô luận hay không. Mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được.

(còn nữa)


[1] Tiếng Latin: Điều thiện tuyệt hảo, cái thiện tối ưu.

[2] WP 23

[3] WP 22

[4] A 21

[5] WP 22–nguyên văn: ‘the instinct of self-destruction, the will for nothingness’.

[6] pre-Freudian ‘death-instinct’.

[7] Edwards (1967). vii. 109.

[8] E: Four Noble Truths; s: catur-ariya-sacca.

[9] A 20.

[10] Oriental Nothing

[11] GS, Preface

[12] e: suffering and unsatisfactoriness; S: dukkha;

[13] e: cessation of dukkha; S: dukkha-nirodha.

[14] e: origin of dukkha; s: dukkha-samudaya.

[15] E: thirst; s: taṇhā.

[16] Chẳng hạn, Schopenhauer nói: ‘Chúng ta đã thấy trong bản chất không tri kiến (nature-withdraw-knowledge) hiện hữu bên trong của nó như là một nỗ lực thường xuyên không có mục đích và không ngừng nghỉ, và điều nầy chống lại rõ ràng hơn nhiều khi chúng ta quán sát thú vật hay con người. Ý chínỗ lựcbản chất toàn thể của nó, và có thể hoàn toàn so sánh với khát ái không thể nào thoả mãn được ’(Schopenhauer 1969: 1. 311—12). Nơi khác, ông đề cập đến ‘khát vọng của ý chí’ (ibid. 327), và khát ái bốc cháy… man dại’(ibid. 389).

[17] E: Noble Eightfold Way; s: ariya-aṭṭaṇgika-magga.

[18] A 20.

[19] E: self- overcoming g: Selbstüberwindung.

[20] Nguồn tư liệu của ông có lẽ là từ Oldenberg (1882), 102–3. Oldenberg đề cập đến ‘một người già nua bất lực, một người bệnh hoạn, và một thây chết,’ ba ‘cái thấy’ đầu tiên, nhưng còn thêm vào ‘cái nhìn thứ tư’ không được đề cập bởi Nietzsche, ‘một khất sĩ với đầu cạo trọc… một bức tranh an bìnhgiải thích mọi khổ đau vô thường.’ Ba ‘cái thấy’ đầu tiên đại biểu cho Khổdukkha, trong khi vị khất sĩ biểu tượng cho con đường tâm linh. Cái thấy thứ tư được lập nền tảng trên Kinh Trường A-hàm D-N 1. 21-30.

[21] A 20.

[22] GS, Preface, 3.

[23] WP 22-3. Xem thêm WP 382, 585, 686, 852—3, 910, 1004, và 2052, hư vô chủ nghĩa như là dấu hiệu của sức mạnh.

[24] * Upādāna: có các nghĩa: hữu thạnh 有盛, thủ 取, thọ受. Nên cựu dịchNgũ thọ ấm 五受陰.

[25] Bát khổ: Tám thứ khổ: 八 苦; C: bākǔ; J: hakku; Tám loại khổ được Phật Thích-ca Mâu-ni trình bày khi giảng về Tứ đế (四 諦). Thường được gọi là Tứ khổ Bát khổ (四 苦 八 苦)Sinh, lão, bệnh, tử, Cầu bất đắc, Ái biệt ly, Ngũ ấm xí thạnh, Oán tắng hội khổ.

[26] Xem Từ điển Pali-English Dictionary (PED).

[27]* p: duḥkha-duḥkhatā 苦苦; e: suffering qua suffering.

[28]* p: vipariṇāma-duḥkhatā 壞苦 e: suffering by way of transformation.

[29]* p: saṅskāra-duḥkhatā 行苦 e: the unsatisfactoriness of unenlightened existence.

 D-N iii. 216; S-N Iv. 259; S-N v. 6.

[30] S: spiritual ignorance; p: avijjā

 Xem Từ điển Pali-English Dictionary (PED), và Aung (1910), 273ff.

[32]* Noble Truth; s: catvary ārya-satyāni; p: cattāri ariya-saccāni; t: ḥphags-paḥi bden-pa bshi

[33] Pruden (1988—90), III. 1044 fl. 29.
*毘 婆 娑 部; S: vaibhāṣika; nguyên nghĩa là ‘Bộ phái của những người theo Tì-bà-sa luận’. Một nhánh được thành lập sau của Nhất thiết hữu bộ (s: sarvāstivāda). Như danh hiệu nêu rõ, bộ phái này dựa trên hai tác phẩm A-tì-đạt-ma đại tì-bà-sa luận (s: abhidharma-mahāvibhāṣā) và Tì-bà-sa luận (vibhāṣā), có nhiều cống hiến cho A-tì-đạt-ma (abhidharma) của Nhất thiết hữu bộ.

[34] P: Naraka; s: niraya; e: hell realms; phiên âm  tiếng Hán là Nại-lạc-ca (奈 落伽), Na-lạc (那 落) và Nê-lê (泥 黎). Dịch nghĩa là Bất như ý xứ 不如意處. Địa ngục A-tì (阿 鼻, s: avīci), là toàn phần của Căn bản địa ngục (根 本 地 獄). Còn có địa ngục nhỏ hơn, kế tiếp hoặc sát bên cạnh. Tầng thứ ba địa ngục gọi là những địa ngục biệt lập (Cô địa ngục 孤 地 獄) ở trong núi, sa mạc ở bên trên mặt đất. Sự tạo thành và tương quan giữa các địa ngục được giải thích chi tiết trong những kinh luận như A-tì-đạt-ma Câu-xá luận. Như người ta nghĩ, giáo lí chung về địa ngục được phát triển qua một thời gian dài, can cứ vào nhiều nguồn và ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ. Mọi cuốn Từ điển Phật học đều có ghi đề mục nầy, bao gồm nhiều chi tiết về danh mục và thuộc tính của từng địa ngục.

[35]* Thế Thân 世 親; C: shìqīn; J: seshin; S: Vasubandhu; khoảng 316-396; cũng được dịch là Thiên Thân (天 親), gọi theo Hán âm là Bà-tu Bàn-đầu; Tác giả bộ Duy thức nhị thập luận, tổng kết quan điểm của Duy thức tông, được dịch ra chữ Hán và Tây Tạng. Sư cũng là tác giả của Duy thức tam thập tụng, luận giải quan điểm của Duy thức tông, cũng như tác giả của nhiều bài luận về các tác phẩm của Vô Trước và về giáo lí Đại thừa như Thập địa, kinh Kim cương, Diệu pháp liên hoa, Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm (s: sukhāvatī-vyūha).

[36] Sđd. 900.

[37]* p: paññā; e: transformative insight.

[38] P: yathā-bhūta-ñāṇa-dassana; e: see and know things as they really are.

[39] s: Bhavāgra: Hữu đảnh thiên 有頂天, cõi trời Đệ tứ thiền, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên thuộc Vô sắc giới.

[40] Sđd. 471.

[41] Bhāvanā; e: meditation.

[42] * P: puthujjana; e: worldling.

[43] Đó là nhờ đạt được ‘tuệ giác Bát-nhã–transformative insight’ mà họ trở nên bậc Thánh (āriya; e: Noble One).

[44] * e: the cessation of dukkha’ (dukkha-nirodha).

[45] * e: Great God; Mahā-brahmā.

[46] Kinh Trường A-hàm D-N 221.

[47] suffering qua suffering (dukkha-dukkhata).

[48] Khổ diệt; cessation of dukkha’ (dukkha-nirodha)

[49] S: Govinda, Lama Anāgārika; 1898-1985; Một Đại sư người Đức, chuyên tìm hiểu triết học và cách tu tập của Phật giáo Tây Tạng (Kim cương thừa). Sách của Sư đã giúp rất nhiều người phương Tây quen biết đạo Phật. Đặc biệt, tác phẩm The way of The White Clouds (Bản dịch Việt ngữ: Đường mây qua xứ tuyết) và Foundations of Tibetan Mysticism (Việt ngữ: Cơ sở Mật giáo Tây Tạng) được phổ biến rộng rãi. Govinda là người sáng lập hội Ārya Maitreya Maṇḍala tại Đức.

[50] (1969), 63.

[51] Nguyên văn Anh ngữ The Buddha as the Bovine Décadent.

[52] Nietzschean: người tán thành tư tưởng Nietzsche (phản đối luân lý Ki-tô giáo và tin vào ‘Siêu nhân’ vì đối với họ, tự doquyền lực là những đặc tính chủ yếu).

[53] e: Awakening; P: bodhi.

[54] Như Schumann (1989: 63) nhận xét về điều nầy về Upaka, ‘Chắc có lẽ dễ có trường hợp những người kết tập kinh tạng Pāli đã cắt bỏ chương nầy, nó chút bất lợi cho hình ảnh của Đức Phật. Rằng họ đã không làm như vậy để chứng minh cho sự thật lịch sử.

[55] Sn 29.

[56] Sn 213.

[57] Sn 646.

[58] ‘Brahmans skilled in signs’; Đạo sĩ A-tư-đà (Asita)

[59] Great Man; p: mahāpurisa.

[60] wheel-turning righteous monarch ; s: rājā cakkavattin)

[61] D-N ii. 17ff.

[62] S-N i. 278.

[63] Übermensch (der) n. superman, superior human being.

[64] (1990)

[65] Ibid. 4.

[66] WP 685.

[67] TI ix. 36.

[68] Wijayaratna (1990), 5ff.

[69] Happy, indeed, we live, we who possess nothing.
– Feeders on rapture we shall be as the Radiant devas. (Dhp. 200).
Hán: 我等實樂生,我等無物障,我等樂為食,如光音天人.

[70] WP 154.

[71] Dĩ nhiên, chúng ta có thể làm một đối chiếu với Socrates, một arch-décadent theo Nietzsche, người đã uống chất độc cần (hemlock) sau khi bị cáo buộc là làm băng hoại tuổi trẻ thành Athens. Nhưng Socrates không tặng cho họ sự ‘tuyệt chủng’ hoàn toàn như một phần thưởng tối cao để trở thành một triết gia. Nếu làm như vậy, ông đã giống như Alcibiades, chắc chắn là ông ta sẽ thấy mình có ít sự hấp dẫn.

[72] Tên một vị phù thuỷ xuất hiện ở làng Hamelinnước Đức, có tài thổi sáo rất hay, thường dùng tiếng sáo để dụ dỗ, mê hoặc rồi bắt cóc trẻ con. Chuỵện xảy ra vào khoảng thế kỷ thứ 14. Câu chuyện do anh em Grimm kể lại theo dạng chuyện cổ tích, nhan đề The Pied Piper of Hamelin. Robert Browning. Đã có bản dịch sang tiếng Anh.

[73] WP 55.

[74] S: punar-bhāva; e: again-becoming.

[75] ‘no-more-again-becoming; s: apuna-bhāva.

[76] S: karman; p: kamman; E: activity, action, function

[77] 相應部 Saṃyutta-nikāya. Tương đương Hán tạng là Tạp a-hàm kinh 雜阿含經。
S-N iv. 23t. Xem thêm trong A-N 1. 174ff.

[78] Chẳng hạn, ‘khi có người vội vã đi ra ngoài vào ban đêm và bị rắn cắn, (Luận giải, ii. 4 of P1’S trans.).

[79] Chẳng hạn, ‘khi có người bị bắt giữ vì tội cướp hoặc ngọai tình’(Luận giải, n. 5, ibid.). Tôi đoán là người nầy được xem là không còn ngây thơ.

[80] E: Skilfully; p: kusalatā.

[81] E: Consequences; p: vipākas.

[82] E: skilful action; p: kusala-kamman.

[83] Một trong Tam khổ (tisro-duḥkhatāḥ): 1. Khổ khổ 苦苦duḥkha-duḥkhatā. 2. Hoại khổ 壞苦 vipariṇāma-duḥkhatā. 3. Hành khổ 行苦 saṃskāra-duḥkhatā.

[84] A 20.

[85] Nguyên văn: bovine-like; trì độn như loài bò.

[86] WP 155.

[87] A-N i. 134, 262; V. 262.

[88] Nghĩa là ‘đi, hoặc trôi lăn qua các cõi.’ Luân hồi (saṃsāra) là chỉ cho vòng tái sinh liên tục, kiếp sống nầy sang kiếp sống khác, hiện hữu mê muội trong các cõi giới khác nhau, một tiến trình được biết là không tính đếm được chỗ khởi đầu (S-N ii. 178ff.) và điều ấy chỉ được chấm dứt bằng sự chứng đắc niết-bàn.

[89] lower realms; p: hīna dhātu.

[90] middle realms p: majjhima dhātu.

[91] exalted realms; p: paṇīta dhātu. A-N 1. 223.

[92] WP 155.

[93] WP 155.

[94] WP 458.

[95] WP 458.

[96] WP 155.

[97] A 21.

[98] A 20.

[99] P: akusala; s: akuśala, không tốt, không lành; 不善 bất thiện. akusala-kamma, 不善業 bất thiện nghiệp. E: unskilful’ actions.

[100] P: punabhava; e: continual re-becoming.

[101] Nghiệp quả, nghiệp báo, nghiệp dị thục. e: effects of action.

[102]* cessation of action; p: kamma-nirodha.

[103] A-N iv. 132—3.

[104]* P: anukampa thương hại, đầy thựơng hại, trắc ẩn, lân mẫn 鄰憫, từ mẫn 慈憫; ; e: compassion
* anudayā : đồng cảm với, lòng thựơng hại, từ mẫn 慈憫, lân mẫn 鄰憫, ai mẫn 哀憫; e: concern.

[106] Xem thêm S-N ii. 199.

[107] Tư 思; e: will; p: cetanā.

 A-N iii. 415.

[108] e.g. see Keown (1992).

[109] E: spiritual ignorance; avijjā.

[110] * three ‘biases’ (āsavas), tam lậuti (tayo) āsava, ba lậu: dục lậu 欲漏 kāmāsava; e: bias of sense desire, hữu lậu 有漏, P: bhavāsava; e: bias of desiring some future form of existence; vô minh lậu 無明漏 P: avijjāsava; e: bias of spiritual ignorance.

[111]*見漏; bias of views (diṭṭhi-āsava);

[112] M-N 1. 134—5.
Ở đây, Phật pháp được ví như chiếc bè mà người ta dùng để đưa mình từ bờ bên nầy (luân hồi sinh tử–samsāra) đến bờ bên kia (niết-bàn). Khi đã đến bờ bên kia rồi, chúng ta không còn hệ luỵ vào chiếc bè nữa: ‘Cũng vậy, này các tỷ-khưu, pháp mà Như Lai truyền dạy cũng giống như chiếc bè, với mục đích là để sang bờ bên kia, không phải vì mục đích nắm giữ. Nầy các tỷ-khưu, khi các ông biết được Pháp ví như chiếc bè, thì các ông sẽ từ bỏ [sự chấp thủ] những hoàn cảnh tốt lành, huống gì là những trường hợp xấu ác hơn.

[113] * affected by the biases; p: sa-āsava. 有漏 contaminated

[114]* ripens in future rebecoming; p: upadhi-vepakka);

[115] * without the biases; p: anāsava; 無漏 uncontaminated

[116] * beyond the mundane world; p: lokuttara. M-N iii. 74.

[117] M-N ii. 27.

[118]* Động từ căn là √per, chỉ cho sự chuyển dịch trọn vẹn về phía trước. (Rhys David)

[119] * Hán dịch: Bát niết-bàn, để chỉ cho trường hợp nhập diệt của các bậc đã chứng ngộ như Đức Phật.

[120] A 42.

[121] A 21.

[122] * psycho-physical embodiment; p: nāma-kāya.

[123] E: conditions; p: dhamma.

[124] * Bản dịch của HT. Thích Minh Châu đánh số : (X) (Ud 93). Bài kệ nầy Đức Phật nói khi ngài trú ở Sāvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anāthapindika. Khi có vị tỷ-khưu Dabbha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa niết-bàn

[125]* e: beyond the ‘range of designations; p: adhivacana-patha–增義道, danh mục đạo 名目道.

[126] * e: range of language; p: nirutti-patha.

[127] * e: range of concepts 假名; p:  paññatti-patha.

[128] * e: sphere of understanding; p: paññā-āvacana.

[129] D-N ii. 68.

[130]* Tathagāta; e: Thus-gone. Một danh hiệu của Đức Phật, nhưng có nơi được chỉ cho người đã thực chứng niết-bàn.

[131] * Thích đề hoàn nhân 釋提桓因; s: Śakradevānāmindra. Chủ của Đao lợi thiên. Ở trên Hỷ Kiến thành, đảnh của Tu di sơn. Thống lĩnh 32 cõi trời (Đao lợi thiên dịch là 33 cõi trời ).

[132] MN i. 140.

[133] M-N i. 487. Xin xem toàn bộ nội dung nầy trong Phần 44, Chương X, Tương Ưng Không Thuyết ‘Kindred Sayings about the Unreveated’ (avyākata-saṃyuttam) của Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta-Nikāya), về vấn đề Như Laihiện hữu hay không hiện hữu sau khi nhập diệt.

[134] Sn 749.

[135] S-N iv. 386f.

[136]* paṇḍita; e: the wise.

[137] * p: yathā-bhūta. E: things as they really are. Hán: Như thật.

[138]* p: pratītyasamutpanna-dharma; p: paṭicca-samuppāda-dhamma; e:dependent co-arising.

[139] Như một bản kinh khác cho chúng ta biết: ‘Ai thấy được Duyên khởi, người ấy thấy được Pháp. Ai thấy được pháp, người ấy thấy được Duyên khởi. (M i. 191–2). ’ Pháp ở đây có nghĩa là ‘sự thật, chân lý–truth’ hoặc là ‘ thấy sự vật đúng như chúng đang là.’ Ở một đoạn kinh khác, Đức Phật nói với Vakkali: ‘Ai thấy được Như Lai, người ấy thấy được Pháp; người nào thấy được Pháp, người ấy thấy được Như Lai.’ (S iii. 120). ‘Thấy Phật’ có nghĩa là là được giác ngộ, ‘nội hàm’ của điều được hình thành như là ‘Duyên khởi,’ được gọi là bản chất chân thật của các hiện tượng, chính là Pháp (Dhamma). Ud, ch. i.

[140]* e: meditative concentration; p: samādhi.

[141] * yathā-bhūta-ñāṇa-dassana. Hán: 如實知見 Như thật tri kiến.

[142] * right-view; sammā-diṭṭi.

[143] Kinh Kaccāyanagotta-sutta , S-N ii.17.

[144] * wrong-view ; micchā-diṭṭhi

[145]* eternalism: sassatavāda.

[146]* doctrine of annihilation; p: ucchedavāda. Đoạn diệt luận 斷 滅 論, một dạng chủ nghĩa hư vô, chủ trương chết là hết. Pāli: uccheda-vādā, sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ, đoạn diệt luận, chúng sanh đoạn diệt, tiêu diệt, không tồn tại.

[147] E: doctrine of annihilation; p: ucchedavāda. – M-N i. 140; A-N iv. 174.

[148] * A-kỳ-đa Sí-xá-khâm-bà-la 阿 耆 多 翅 舍 欽 婆 羅, Pāli: Ajita-Kesakambala.

[149]* Bản Hán, Trường A-hàm kinh, quyển 17, “Đệ tam phần Sa-môn quả kinh đệ bát.” Tham chiếuPhật thuyết Tịch chí quả kinh, Đông Tấn, Trúc Đàm Vô Sấm dịch (Đại I, tr. 270); Tăng nhất A-hàm, “Thiên tử phẩm đệ thất kinh” (Đại II, tr. 762a), Tạp A-hàm, quyển 7, kinh số 156-165.-Tương đương Pāli, D. 2, Dig i. 2, Samaññaphala-sutta.

[150] D-N i. 55.

Nhưng ở nơi khác, Ajita được kê là thuộc trong số những người thảo luận về số phận của một đệ tử sau khi chết, Ajita nói rằng, ‘Như thế nên được tái sanh như vậy.’(S-N iv. 297; (chữ in nghiêng là của tác giả).

[151]* Bản Hán, Phật thuyết Trường A-hàm kinh, quyển 14, “Đệ tam phần, Phạm động kinh đệ nhị,” Đại I tr. 88b-94a.-Tham chiếu, No. 21 Phật thuyết Phạm võng lục thập nhị kiến kinh, Ngô Chi Khiêm dịch. Đại I tr. 264.-Tương đương Pāli: D. 1, Deva Dig i. 1 Brahmajāla-sutta; Trường I, “Kinh Phạm võng.” Bản Hán: Phạm động, có thể do đọc Brahmacala, thay vì Brahmajala.

[152] D-N 1.34-6.
Đoạn diệt luận, chắc hẳn không phải đơn giảnhọc thuyết duy vật luận. Trong những trường hợp nầy, nơi mà sự tồn tại sau cái chết thân xác của một vật chất vi tế vô thể là ‘ngã’ được nhận biết, chắc chắn nó chỉ cho mục tiêu tâm linh lẫn huyền bí, có lẽ là dạng khác của giọt nước làm tràn đại dương.

[153] Vin. i. Điều nầy lập lại trong A-N iv. 180 và, đối đáp với một người Bà-la-môn, trong Vin. iii. 2.

[154] M-N 1 401—4.

[155]* Pascal’s wager: Vụ đánh cược của Pascal. Lập luận về sự hợp lý của niềm tin vào Thượng đế, giả định là không có sẵn một chứng cứ thoả đáng nào. Pascal biện luận rằng giá trị dự kiến của niềm tin vào thần thánh thì lớn hơn giá trị của sự hoài nghi, vì nếu một người có lòng tin và tận hiến cả cuộc đời cho sự trung thành với Thượng đế,…và nếu điều đó có thực, thì người đó sẽ được hưởng vô vàn những sự tốt lành. Nhưng nếu một người có lòng tin, mà điều đó không có thực, thì người đó cũng mất ít thôi, nếu quả là có mất. Bởi vậy, có một niềm tin vào thần thánh và có niềm tin vào thần thánhcách sống tương ứng là điều hợp lý.

[156] M-N i. 404.

[157] Bṛhadāraṇyaka Upaniṣad, iv. 4. 5.

[158] D-N 1. 55.

[159]* Phẩm Pātaligāmiya(Ud. 8o) Phật tự thuyết.

[160] Xem S-N Iji. 45; 53-4, và D-N 1. 223. Về những quan điểm đặc sắc về đề tài nầy, xin xem Harvey (1989 và 1995).

[161] Xem trang 224 trong Helmuth von Glasenapp’s edn. of Oldenberg’s Buddha (Stuttgart, 1959). Trong Oldenberg (1882), 211, Hoey dịch der Vergänglichkeitsdurst là ‘sự khát khao quyền lực–the thirst for power,’ vốn hoàn toàn nhầm lẫn. Tuy nhiên, có lẽ ông đã xem lại trong Từ điển thuật ngữ Pāli và dịch vibhava là ‘quyền lực–power.’ Vibhavacó thể có các nghĩa là sức mạnh, quyền lực (power); giàu sang (wealth), thịnh vượng (prosperity), nhưng trong ngữ cảnh nầy, nó có nghĩa là ‘không hiện hữu–non-existence.’ Nguyên nhân của những nghĩa đối nghịch nầy là tiếp đầu ngữ vi– có thể hàm ý ‘co giãn,’ chức năng như là một tiếp đầu ngữ phủ định, cũng như có ý nghĩa nhấn mạnh thêm (xem Từ điển PED). Vibhava- tahā là một trong ba loại áitahā được Oldenberg liệt kê, hai loại kia là dục ái–kāmatahāthirst for sensual pleasure’ và hữu ái–bhava-tahā–thirst for being.’ Xem S-Nv. 421 và các kinh khác.

[162] Xem Nyanatiloka’s Buddhistisches Wörterbuch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 41)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(Xem: 175)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 208)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 228)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 295)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 210)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 259)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 366)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 333)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 309)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 395)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 623)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 486)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 491)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 591)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 757)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 851)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 865)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 851)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 741)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 714)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 717)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 816)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 838)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 946)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 727)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 623)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 717)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 831)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 720)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 713)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 827)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 857)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 874)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 908)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 893)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1100)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 961)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1686)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1071)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1214)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 956)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1219)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1123)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1130)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1287)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1571)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 2041)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1107)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1358)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1101)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 956)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1070)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1105)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1540)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1295)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1301)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 1031)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1186)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant