Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quà Tết của thầy

27 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 14630)
Quà Tết của thầy

QUÀ TẾT CỦA THẦY
Truyện ngắn của Tâm Không Vĩnh Hữu


Tôi đang loay hoay quét mạng nhện trên trần nhà, chuẩn bị một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa để đón cái Tết cổ truyền, chào mừng năm mới theo lệnh của cha. Út Huy đi học về lúc ấy, mặt chằm quằm một đống, liệng chiếc cặp lên chiếc ghế salon... rồi ngồi phịch xuống kế bên, thở dài nghe não ruột. Tôi ngưng tay chổi ngó nó từ đầu tới chân. Nó lấm la lấm lét nhìn tôi, lúng búng: “Anh Ba... anh Ba...” Đưa mắt nhìn nghi ngại, tôi bắt gặp ngay chuyện không vui. Hơi lo, tôi làm bộ hỏi: "Thì tao là anh Ba đây, có gì là lạ đâu? Mày sao vậy? Sao mà... như bị mất hồn vậy?” Chừng như thằng nhóc chỉ chờ tôi hỏi vậy, nói ngay: “Lão thầy đánh em, anh Ba à!” Tay nó xoa lấy mông, nước mắt lưng tròng.

 Trời ạ, thằng học trò quỷ sứ lại dám gọi thầy giáo chủ nhiệm của mình bằng "lão thầy" thì... hết nước nói. Nhưng chuyện gì vậy chớ? Tôi chống nạnh, hỏi gằn: “Sao ổng đánh” “Tự nhiên à!” “Tự nhiên?” Tôi nổi cáu “Phải có nguyên nhân chớ. Vô lý!” Út Huy im thin thít. Nó lãng tránh đôi mắt đang trợn trừng long lên song sọc của tôi. Tôi nạt: “Mày quậy trong giờ học phải không? Hay đánh lộn với bạn, hay không thuộc bài? Nói thật đi, nói!” Út Huy ấp úng: “Em... em... không thuộc bài! Bài tập ở nhà cũng... quên làm!” “Ờ, phải rồi. Bài không lo học, bài tập thì quên làm. Thời giờ mày dùng để làm gì hả? Chắc là chưa gì đã lo lên kế hoạch ăn Tết rồi phải không?” “Em... em...” “Mắc coi phim Thiên Long Bát Bộ, hay Tân Bao Thanh Thiên?” “Đâu có! Em chơi... chơi...” “Chơi Gêm On-lai chớ gì?” Đâu có, em chơi tem sưu tập mà!”. “Hứ... Tem, tem, tem… Lúc nào cũng mày mò máy mó sờ sẫm săm soi mấy con tem động vật. Ai cấm mày chơi tem đâu, nhưng chơi phải có giờ có giấc, vừa chơi vừa học thì mới là chơi bổ ích lành mạnh. Thầy đánh cũng vừa rồi, méc với tao làm chi, tao đánh thêm cho no luôn. Bộ mày muốn tao ra tay báo thù hả?” “Chớ sao, phải báo thù cho em, anh Ba ơi!” Tôi há hốc mồm nhìn nó. Trời ạ, lại Trời ạ, nhìn cái bản mặt nó thì tôi biết ngay là nó không nói đùa nói chơi, nó nói thật tâm thật lòng kia kìa. Tôi nổi khùng: “Tao như vậy mà đi đánh thầy báo thù cho mày hả?” Út Huy nhìn tôi chăm chăm, nói thản nhiên: “Anh to con, khỏe mạnh, lại có nghề, chắc là hạ gục lão thầy ốm tong ốm teo đó dễ òm mà. Ngán gì, anh Ba?” Tôi nắm lấy vành tai nó, véo một cái, rồi gằn giọng: “Tao cấm mày ăn nói mất dạy nghe chưa! Thầy cô là cha mẹ ở chốn học đường, mày là thứ con cái hư hỏng bê bối, ăn đòn cho chừa thôi!” Thằng nhóc nức nở: “Nhưng... ổng đánh em... đau quá tàn nhẫn quá... hu hu...” Tàn nhẫn? Thằng con nít này mà cũng biết cái chữ ghê rợn vậy ta? Không lẽ vị thầy kia đã cho nó một trận mưa sa bão táp khủng khiếp đến độ làm cho nó phẫn uất như vậy? Tôi hơi chột dạ, xoa đầu thằng em máu mủ của mình, hỏi: “Ổng đánh dzữ lắm hả? Đánh bằng gì?” “Đánh bằng... hu hu… bằng cây thước gỗ... ba cái... muốn tét đít... hu hu...” Tôi xoay người Út Huy lại, kéo quần nó xuống nhìn thử xem tỉ lệ thương tích "đạt" đến cỡ nào. Trên làn da trắng nõn của thằng nhóc hằn lên ba dấu, nói đúng hơn là ba lằn đỏ bầm. Tôi giật thót mình, ruột gan tim phổi như bị ai nắm bóp. Thầy giáo đã quá tay rồi! Không thể chấp nhận được mức độ "sát thương" đến cỡ đó. Thầy giáo không được quyền "xâm phạm" thân thể của học sinh đến tét thịt tóe máu như đang hiện ra trước mắt tôi, cho dù thằng Út Huy có mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Đầu tôi nóng bừng lên. Hai bàn tay theo phản xạ tự nhiên nắm thành hai nắm đấm rung lên khe khẽ. Tôi không còn là tôi nữa trong khoảnh khắc ấy. Hơn lúc nào hết, tôi muốn gặp "lão thầy" kia ngay lập tức. Tôi hỏi với giọng run run chất chứa đầy căm giận: “Giờ này ổng còn ở trường không?" Thằng nhóc lắc đầu, buồn bã: “Ổng về rồi. Bữa nay là buổi học cuối học kỳ I, ngày mai nghỉ Tết rồi anh Ba ơi... Anh Ba để đến chiều, hoặc tối, đi tìm lão thầy để báo thù cho em!” Chiều tối? Chiều tối thì sợ tôi không còn giận nữa. Nguôi giận rồi thì huề cả làng. “Nhà ổng ở đâu biết không?” “Xa lắm. Để chiều em dẫn anh đi!” Chiều? Không được. Hai nắm tay của tôi đang ngứa ngáy. Chúng thèm khác được làm việc. Làm việc ngay tức khắc chứ không thể chần chừ thêm giây phút nào nữa. Tôi đấm vào không khí một hơi đến mười cái "xé gió" kêu vù vù... Và, bỗng nhiên tôi thấy lòng nhẹ tênh, đầu nhẹ hều mát mẻ, hai cánh tay tôi buông thõng xuống như cạn kiệt sức lực. Tôi chợt ngẩn người ra nhìn vào một cõi xa vời vợi. Ở nơi ấy, kỷ niệm xưa thời còn ngồi trên ghế nhà trường đang đủng đỉnh dạo chơi giữa hương đồng cỏ nội mênh mông thật hiền hòa. Kỷ niệm về một cú cốc đầu mà một người thầy đã tặng cho tôi, đang đưa tay vẫy gọi, và chạy đến chạy đến thật nhanh…


Năm học lớp 7, tôi là trưởng lớp, học xuất sắc mọi môn, lại rất ngoan hiền. Giờ Hóa, thầy phụ trách môn nghỉ dạy vì bệnh, thầy Chi đến dạy thay tạm thời gian. Đầu bài giảng mới, thầy Chi hỏi: “Ký hiệu hóa học của thủy ngân là...là...” Thầy bỏ lững để chờ cả lớp đồng thanh trả lời. Nhưng lớp học im re. Thầy chỉ một bạn ngồi bàn đầu, rồi lặp lại câu hỏi: “Ký hiệu hóa học của thủy ngân là ...?” Bạn ấy lúng búng: “Thưa thầy... chưa học đến ạ!” “Sao lại chưa? Đã học qua chưa, cả lớp?” thầy bực bội hỏi to. Tiếng lật vở giở sách sột soạt. Không đối đáp. Thầy chỉ vào tôi, hỏi gằn: “Học chưa?” Tôi lúng túng đứng dậy, run rẩy trong khi cố moi trí nhớ đang hỗn độn của mình. Không nhớ nổi. Thật kỳ lạ đến tức tối. Giọng thầy Chi lại vang lên: “Ký hiệu hóa học của thủy ngân, học chưa?” “Thưa thầy chưa ạ!” tôi đáp đại. Thầy Chi bước lại cầm cuốn vở Hóa của tôi lật xem. Sột soạt, sột soạt … Rồi thầy đưa cuốn vở trước mặt tôi, chỉ vào và hỏi: “Chớ cái gì đây? Cái gì đây?” Tôi hoa mắt lên nhìn vào những chữ viết của chính mình đang nhảy múa trên trang vở. Trong cuộc nhảy múa tập thể tưng bừng của chữ nghĩa ngôn từ ấy, đang có sự hiện diện của Hg, ký hiệu hóa học của thứ thủy tinh chết tiệt kia. Tôi tái mặt, cứng họng. Và, lãnh liền một cú cốc ngay trên đầu tá hỏa tam tinh, tứ mặt trời. Phải, thầy Chi đã cốc tôi trên đầu! Chưa hết, thầy đanh giọng quát lên: “Cả lớp quỳ hết lên ghế. Quỳ cho hết giờ!” Lũ chúng tôi quỳ lên ghế. Có đứa cười khúc khích, có đứa tủm tỉm, dường như lấy làm thích thú với cảnh quỳ tập thể hiếm xảy ra. Tôi thì muốn mếu khóc. Thầy Chi bước lên bục giảng, quét mắt nhìn quanh, hỏi: “Trưởng lớp đâu?” Trời ạ! Tôi muốn chui ngay xuống gầm bàn. Các bạn chỉ tôi. Thầy mỉa mai: “Té ra là ông thần này. Sao nghe nói ông trưởng lớp 7B giỏi ngoan lắm mà?" Tôi cúi gằm mặt xuống. Tai nghe ong ong. Cả khuôn mặt tôi lúc ấy như chảy xệ xuống tới... bụng. Tôi quỳ, và muốn quỳ suốt trăm năm để tự trừng phạt mình cái tội chểnh mảng lơ đễnh trong học tập. Thầy đã cho cả lớp ngồi xuống, kèm theo lời cảnh cáo. Cuối giờ, thầy gọi tôi lại khi cả lớp đã ra khỏi phòng. Nhìn tôi bằng đôi mắt hiền từ, thầy hỏi: “Có đau lắm không?” “Thưa thầy... đau ạ. Nhưng em đáng tội, không oan ức đâu ạ!” Thầy nhoẻn miệng cười: “Phải như em trả lời học rồi mà quên, thì thầy đã không nổi nóng. Em lại đáp rất chắc chắn, quả quyết. Thầy nóng quá, lỡ nặng tay với em, khi xong rồi thầy mới thấy hối hận. Bậy quá, thầy xin lỗi em vậy nhé!” “Thưa thầy”, tôi xúc động muốn khóc “em... em... không sao đâu ạ!”

 Từ hôm ấy, đến tận hôm nay, đã hơn ba mươi lăm năm tôi vẫn nhớ rõ mồn một. Trong suốt thời gian dài dằng dặc ấy, nếu có một ai bất chợt hỏi tôi: "Ký hiệu hóa học của thủy ngân là gì?", tôi sẽ "độp" ngay tức khắc: "Hg". Hỏi đột ngột một tỉ lần, tôi sẽ đáp trúng phóc và cực nhanh một tỉ lẻ một lần, không nao núng, không lưỡng lự, và cũng không cần nghĩ ngợi một tích tắc nào. Không phải chỉ nhớ Hg, mà nhớ rất nhiều, gần như là nhớ tất cả những gì cần nhớ đã thu thập được từ học đường. Nhớ, là nhờ cú cốc đầu đáng nhớ ấy. 
Tôi thở dài, quay nhìn Út Huy. Nó đang trông chờ, hy vọng tràn mắt. Tự dưng cơn giận quỷ quái trong tôi trỗi dậy, tôi hằn học xổ một tăng: “Thầy đánh cho mày khôn ngoan lên. Thương thì mới đánh, ghét thì bỏ thí cho mày tự do lêu lổng. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, hiểu chưa?" Thằng nhóc ngơ ngác sững sờ. Tôi tiếp: “Mày phải cảm ơn thầy. Tao cũng phải cảm ơn thầy đã dạy mày. Mày đừng có xúi dại, tao xém chút nữa đã trở thành thằng mất dạy, vô giáo dục rồi!” Út Huy kinh ngạc. Chắc nó nghĩ rằng tôi bị chạm dây, nên vội bước lùi ra sau, đứng ở góc nhà lấm lét nhìn thằng anh "to con giỏi võ" của nó. Đúng lúc đó, một người bước vào nhà. Tôi đưa mắt nhìn. Lạ hoắc. Ai vậy kìa? “Ổng đó, anh Ba!” thằng nhóc reo lên vừa mừng, vừa sợ. “Ổng”? A... thì ra là người đã ban tặng cho thằng út em tôi ba lằn roi nơi mông. Tôi sững sờ, không biết phải làm gì và nói gì, chỉ trố mắt nhìn khách chăm chăm. Tôi thấy "ổng" đang cầm trên tay một gói quà gói giấy hoa trang nhã, dường như là một cuốn sách gì đó. "Ổng" bước lại trước tôi, nói với giọng buồn hiu nghe muốn não lòng: “Tôi là thầy giáo chủ nhiệm lớp của em Huy. Tôi đến đây để xin lỗi cùng gia đình, xin lỗi em Huy, tôi không kìm được cơn nóng nhất thời, nên đã mạnh tay với em. Giá như em Huy đừng có nhảy né, múa võ... thì chuyện đáng tiếc đã không xảy ra. Tôi ân hận quá. Thành thật xin lỗi cùng phụ huynh!” Giọng thầy đều đều vang lên. Tôi cảm thấy như gió mát trong lành vào tận nhà. Tôi mỉm cười: “Dạ, Không sao đâu thầy ạ!”

 Tôi nói thật lòng. Rất thật lòng. Và tôi vừa sực nhớ đến... cú cốc đầu năm nào. Thầy bước lại bên út Huy, giọng nhỏ nhẹ: “Thầy xin lỗl em nhé... Vì ngày mai trường đã nghỉ Tết, thầy trò ta không gặp nhau trong những ngày tới, thầy đến đây trước là xin lỗi em, sau là... tặng em món quà mừng Xuân mới nho nhỏ, mong rằng em không giận thầy, bỏ qua hết chuyện năm cũ này đi nhé?” Tôi thấy thầy trao cho Út Huy gói quà, thằng nhóc vừa đưa tay nhận lấy, thầy lại móc túi áo lấy ra một chai dầu nóng dúi vào tay nó. Xong, thầy xoa đầu nó âu yếm, mà không nói thêm lời nào. Khi thầy chào từ giã ra về tôi nhào tới chỗ Út Huy ngay. Thằng nhóc lộ vẻ thích thú khi mở lớp giấy hoa xem quà. Trong đó là hai cuốn sách. Một cuốn có tựa đề: "Tam hồn cao thượng" còn mới keng. Cuốn kia là cuốn sách cũ được xuất bản trước năm 1975, tựa đề: “Nghệ thuật chơi tem” của Nguyễn Bảo Tụng. Thằng nhóc lật xem thử bên trong, đã không lộ chút vui mừng, còn nguýt mắt bĩu môi nói: “Tưởng tặng cho cuốn truyện tranh chớ, tặng gì mấy cuốn này!”. 

 Tôi cốc nhẹ lên đầu nó, nói: “Đồ ngốc. Mấy cuốn sách này đáng giá nghìn vàng đó mày! Mày mới thật là hạnh phúc, thật hạnh phúc khi được một người thầy chủ nhiệm quan tâm sâu sát, nắm bắt được sở thích của học trò mình như vậy. Lo mà làm sách gối đầu giường, đem ra đọc rồi nghiền ngẫm ba ngày Tết đi em!”
Tâm Không Vĩnh Hữu

Source: thuvienhoasen

VĨNH HỮU

69 NGUYỄN THÁI HỌC

Thành phố NHA TRANG

ĐT: 0902010763

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13117)
Từ chiều ba mươi, bàn thờ Phật ở mỗi nhà đã sạch sẽ, nhiều hoa tươi, trái cây; người nghèo chỉ cần thành kính dâng lên ly nước trong cũng khiến chư Phật hết lời khen ngợi... Nhụy Nguyên
(Xem: 11173)
Tết Nguyên Đánlễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới... Ngọc Nữ
(Xem: 12641)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu... Tịnh Thủy
(Xem: 11098)
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi... Hạnh Phương
(Xem: 31905)
Noi gương Hưng Đạo, Quang Trung, Chúng ta không thể mất vùng Hoàng Sa, Nam Quan Bản Dốc ngời ngời, Hao mòn một tất tội đời khó dung... Đào Chiêu Vọng
(Xem: 11752)
Tìm kiếm mùa xuân ở đâu xa, An lạc nào hơn xuân trong nhà, Hàm tiếu nụ cười Xuân Di Lặc, Hành nụ cười này, Xuân trong ta... Thích Viên Giác; TVG PhiLong
(Xem: 10613)
Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người... Nguyện san Chánh Pháp - Số Xuân 2014
(Xem: 10203)
Thi hào Vương Duy (701-761) cùng với Đỗ Phủ (712-770) và Lý Bạch (701-762) là ba thi nhân cự phách dưới triều đại của Đường Huyền Tông (685-762)... Hoang Phong
(Xem: 20599)
Hương quyện của đất trời, sắc màu của trần gian, hai bờ của phân ly, hai ngã của mê ngộ, một sự thảnh thơi nhẹ bước...
(Xem: 13869)
Phật tử nên tin sâu vào nhân quả, tin vào đạo lý vô thường, duyên sinh, huyễn mộng của các pháp... Thích Thông Huệ
(Xem: 15207)
Khác với Trung Quốc và một số quốc gia khác, rồng không hiện hữu nơi niềm tin của người Ấn... Nghiệp Đức
(Xem: 15381)
Nụ cười của Ngài cũng là sự thể hiện hai đức hạnh quý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc, an lạc.
(Xem: 12878)
Những lời thuyết giảng của vị sư già đã mang lại cho chị một tâm hồn phong phú, bén nhạy và nhiều yêu thương hơn.
(Xem: 15117)
Mùa xuân gần kề với niềm tin sức sống mới. Hãy tu để chuyển nghiệp! Đức Phật đã dạy như vậy! Bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể tu được...
(Xem: 19953)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 20391)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 21695)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 27570)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20366)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 23107)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18941)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16380)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17997)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 21017)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17417)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14521)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16075)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17560)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 22079)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15166)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13546)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14404)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15439)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 15057)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12759)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13417)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27467)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12579)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13257)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 12448)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15477)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12910)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12240)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13247)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21738)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11312)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 15152)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14984)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46265)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 11075)
Mùa xuân đang đến. Nhìn những bọt tuyết bay bay trong trời giá lạnh, tôi lại mường tượng đến những cánh hoa xuân rơi lả tả giữa một chiều mưa bão ở quê nhà.
(Xem: 13463)
Xuân về muôn vật xôn xao, rừng mai hé nụ ngạt ngào thiền hương.
(Xem: 20035)
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian.
(Xem: 14432)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
(Xem: 13575)
Rước một cành lộc xuân Bao niềm vui hớn hở Theo mẹ đi lễ chùa Một bài thơ vừa nở
(Xem: 13428)
Trở về quê có nghĩa là quay về với khung cảnh chứa đựng nhiều hình ảnh thuộc về kỷ niệm, những kỷ niệm ấu thơ, hồn nhiên, vô tư và vô lo.
(Xem: 13750)
Có lẽ tuổi ấu thơ vô tư vô lự, là độ tuổi đẹp nhất đời người. Vì thế, người xưa đã ưu ái dành tên gọi mùa xuân để chỉ thị độ tuổi ấy.
(Xem: 13232)
Càng xa cách càng nhớ nhung, càng cần thiết một khung cảnh quen thuộc để an ủi tâm hồn. Một ngôi chùa, một tinh xá, thiền viện để ngày cuối tuần trở về.
(Xem: 13090)
Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn.
(Xem: 13457)
Dàn trải nét hân hoan tươi mới khắp tận núi khe sông hồ, đâu đâu cũng thấy một màu xuân. Nếu để lòng buồn vui theo cảnh, đó gọi là khách của mùa Xuân...
(Xem: 13325)
Mỗi người hái một lộc xuân Vô tình vùi dập bao mầm cây xanh Người ơi sao nỡ đoạn đành Bẻ đi một nhánh tươi xanh cuộc đời
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant