Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống An Vui Giữa Đời Phiền Luỵ

21 Tháng Giêng 202418:49(Xem: 956)
Sống An Vui Giữa Đời Phiền Luỵ
Sống An Vui Giữa Đời Phiền Luỵ 

Võ Quốc Việt


chu tieu


Việc nâng cao các tiện nghi vật chất và phương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren. Nhất là, từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, loài người phải đối diện nhiều “cảm thọ khổ đau” hơn nữa. Theo Báo cáo của WHO về sức khỏe tâm thần thế giới (World mental health report) năm 2022: “Khi thế giớibắt đầu chung sống và học được bài học từ những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19, tất cả chúng ta phải suy ngẫm về một trong số những khía cạnh nổi bật nhất – chính là thiệt hại to lớn mà nó đã gây ra đối với sức khỏetâm thần của con người. Vốn đã là thực trạng phổ biến thì [từ đại dịch trở đi] tỷ lệ trầm cảm và lo âu đã tăng hơn 25% trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, làm tăng thêm gần một tỷ người đang chung sống với chứng rối loạn tâm thần” [1]. Những cảm thọ khổ đau, phiền muộnthan tiếc, âu lo, quẫn trí, sầu hận, uất ức, … khiến đời sống con người chẳng khác gì con thuyền nặng nề mệt nhọc, mấp mé chìm xuống đáy biển.

Hơn 2.000 năm trước, Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ điện ngọc cung son tìm con đường giải thoát khỏi nỗi khổ niềm đau, đi tới giác ngộ. Trở nên bậc toàn giác, bậc Vô Thượng sĩ và gần nửa thế kỷ tại thế trao truyền chánh phápĐức Phật đã dạy cho con người nhận diện nỗi khổ niềm đau: “Người ấy cảm nhận hai cảm thọ – một cảm thọ về thân và một cảm thọ về tâm”. Ta vẫn hay than: sao tôi khổ thân quá, sao tôi khổ tâm quá! Quá trình lăn trở trong nỗi khổ niềm đau, người ấy khởi sinh và dung dưỡng lòng sân hận, uất ức, bất bình. Đồng thời, người ấy tìm cách giãy giụa vượt thoát hoặc tránh né nỗi khổ niềm đau bằng cách tìm đến “khoái lạc giác quan”. Nhưng khoái lạc giác quan chỉ là biến tướng của đau khổ, có thể giúp che đậy khổ đau nhất thời chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Cho nên, Đức Phật bảo rằng người ấy vẫn còn bị trói buộc trong đau khổ“Nếu người ấy cảm nhận một lạc thọ, người ấy cảm thấy bị dính mắc. Nếu người ấy cảm nhận một khổ thọ, người ấy cảm thấy bị dính mắc. Nếu người ấy cảm nhận một bất lạc bất khổ thọ, người ấy cảm thấy bị dính mắc. Này các Tỳ kheo, đây được gọi là kẻ vô văn phàm phu bị trói buộc với sinh, già và chết; bị dính mắc với ưu sầuthan vãnđau đớnbuồn phiềntuyệt vọng. Ta nói rằng người này bị trói buộc với khổ đau” [2].

Jean-Paul Sartre từng nói rằng con người như bị quẳng vào đời, rơi vào tình thế buộc phải khởi sự hành trình sống trải. “Tự do là lưu đày và tôi đã bị kết án phải tự do” [3]. Con người ấy bị kết án lưu đày biệt xứ giữa sa mạc trần thế. Cuộc sống người ấy bị vây bủa trong âu lo: lo sống, lo già, lo bệnh, lo chết. Cơ hồ, người ấy sinh ra đời chỉ để lo hết chuyện này tới chuyện nọ. Đời của người ấy khác gì con thuyền sa lầy giữa bãi cạn sình bùn. Làm sao để con thuyền vươn mình cưỡi sóng lướt gió trên mặt biển mênh mông? Làm thế nào có thể sống an vui giữa đời phiền lụy?

QUÁN CHIẾU BẢN CHẤT PHIỀN LỤY
Gặp chuyện phiền lụy, ta thường có khuynh hướng tìm kiếm giải pháp chôn lấp, tránh né bằng khoái lạc cảm quan; hoặc ta truy tìm nguồn cơn muộn phiền trong thế giới bên ngoài và tìm cáchtriệt tiêu nguồn cơn gây khổ cho mình. Như thể, đời làm cho ta khổ nên ta phải làm khổ lại đời; vì ta nghĩ rằng làm như vậy thì đời hết khổ (hoặc chí ít là bớt khổ). Nào ngờ, ta càng thêm rối ren khổ đau, càng sa lầy vào vực thẳm phiền muộn.

Giữa cơn phiền lụy, điều quan trọng trước hết mà Đức Phật dạy, chính là quán chiếu vào nội tại của niềm đau nỗi khổ. Việc quán chiếu này giúp cho vị “đa văn Thánh đệ tử” có thể hiểu rõ bản chất và quá trình sinh khởi, tiêu biến của cảm thọ khổ đau. Quán chiếu này soi rọi vào cảm thọ khổ đau của thân, đồng thời không làm sinh khởi khổ đau của tâm. Do đó, vị Thánh đệ tử không dính mắc tàng ẩn sân hận bi phẫn, không bị xô đẩy đến bước đường tìm kiếm những khoái lạc giác quan“Vị ấy như thật hiểu rõ sự sinh khởi, sự chấm dứt, sự thỏa mãn, mối nguy hiểm và sự thoát ly ra khỏi những cảm thọ ấy. Vì vị ấy hiểu rõ những điều này, khuynh hướng vô minh đối với bất khổ bất lạcthọ cũng không tiềm ẩn dưới cảm thọ này” [4].

Vị ấy hiểu rõ bản chất những hiện tượng phiền lụy xảy đến. Thể như: Sóng biết mình là nước/ Ngàn năm không vỗ bờ! Biết rằng đằng sau mây đen giông gió là trời xanh lồng lộng! Như vị Thánh đệ tửấy nhìn thấy các pho tượng mà biết rằng: Đó không phải là trâu, bò, gà, dê mà chỉ là đất sét. Vị ấy liền không còn bị dính mắc vào lạc thọkhổ thọbất lạc bất khổ thọ“Nếu vị ấy cảm nhận một lạc thọ, vị ấy không bị dính mắc. Nếu vị ấy cảm nhận một khổ thọ, vị ấy không bị dính mắc. Nếu vị ấy cảm nhận một bất lạc bất khổ thọ, vị ấy không bị dính mắc. Này các Tỳ kheo, đây được gọi là bậc Thánh đệ tử không bị trói buộc với sinh, già và chết; không bị dính mắc vào phiền muộnthan vãnđau đớnưu sầutuyệt vọng. Ta nói vị này không bị trói buộc với khổ đau” [5]. Không bị trói buộcvào cảm thọ các hiện tượng sinh già bệnh chết, con thuyền đời tự dưng nhẹ nhàng trồi lên mặt bể, lướt gió thong dong.

Trong lời Phật dạy, ta cần nhận ra mấu chốt phiền lụy chính là dính mắc của thân ta và tâm ta vào phiền lụy đó. Việc quán chiếu không chỉ giúp ta nhìn thấu bản chất phiền muộn khổ đau mà còn giúp cho ta nhìn thấu những thương tổn, đau nhức, gút mắc tàng ẩn một cách vi tế bên dưới các cảm thọ (mà khoa phân tâm Tây phương đã thực chứng bằng thí nghiệm [6]). Xông thẳng vào căn nguyên khổ đau cũng chính là xông thẳng tới vọng tưởng ngã thể. Như thế, lời Phật dạy không chỉ dừng lại ở việc chạy chữa các triệu chứng cục bộ mà còn đoạn trừ gốc rễ muộn phiền, tránh tích tụnhững di chứng khổ đau tiềm ẩn có thể gây ra hành động lầm lạc (hại mình, hại người).

QUÁN CHIẾU TÁM PHÁP THẾ GIAN ĐỀU VÔ THƯỜNG
Quán chiếu sâu vào phiền lụy, vị Thánh đệ tử có thể nhận ra bản chất phiền lụy là vô thườngPhiền lụy chẳng phải ta, đó chỉ là các hiện tượng sinh khởi bởi cuộc tương giao giữa các pháp. Biết rằng có sinh khởi tức là biết có hoại diệtPhiền lụy như mưa giông kéo đến rồi tan đi. Thành ra, việc quán chiếu này không chỉ nhằm lột trần bản chất phiền lụy mà còn góp phần thanh tịnh tâman địnhtâm. Bởi thế gian “thương hải tang điền”, biến đổi không ngừng, xoay trở theo tám pháp “thắng lợi và thất bại, danh thơm và tiếng xấu, khen ngợi và chê bai, khoái lạc và khổ đau”; vậy hà cớ gì lại để tâm phóng dật trôi nổi bồng bềnh theo cơn dập dìu ảo tượng. Chính vì thế, vị Thánh đệ tử ấy rời xa sự lôi kéo của biến đổitừ bỏ các pháp nhị nguyên của thế gian.

“Này các Tỳ kheo, nhưng khi một bậc đa văn Thánh đệ tử được thắng lợi, vị ấy suy nghĩ về việc này như sau: “Thắng lợi này đến với ta là vô thường, bị ràng buộc với khổ não và phải chịu sự thay đổi”. Và vị ấy cũng suy nghĩ như vậy khi gặp phải thất bại… Vị ấy hiểu đúng như thật các pháp ấy, và các pháp ấy không xâm nhập tâm của vị này. Vì vậy, khi được thắng lợi, vị ấy không vui mừng và khi gặp phải thất bại, vị ấy không buồn khổ; không sung sướng khi được danh thơm, không khổ sở khi bị tiếng xấu; không khoái trá khi được khen ngợi, không phiền muộn khi bị chê bai; không thích thúkhi được khoái lạc, không ưu sầu khi bị khổ đau. Như vậy, vị ấy đã từ bỏ yêu và ghét, vị ấy sẽ thoát khỏi sinh, già, bệnh và chết; thoát khỏi ưu sầuthan vãnđau đớn, buồn khổ và tuyệt vọng. Ta nói rằng người ấy sẽ được giải thoát khỏi khổ đau” [6].

Nhận diện biến đổi, cắt đứt cơn dao động của tâm; góp phần thanh tịnh tâman định tâm. Nhất tâmvậy! Từ việc quán tám pháp thế gian đều vô thường, nhìn lại liền thấy phiền muộn chỉ là bào ảnh. Thế thì hãy buông xả, trả lại các phiền muộn cho vô thường thế gian. Như Trung niên thi sĩ – Bùi Giáng:

“Trước khi về chín suối
Em xin gửi đá vàng
Của trăm năm buồn tủi
Về trở lại nhân gian”.
Hay:
“Em có khóc? ta xin em đừng khóc
Em nhìn ta? lệ chảy có vui gì
Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc
Nước xuôi giòng ngàn thu hận tan đi”.

QUÁN CHIẾU CHẤP THỦ NGÃ BIỆT
Qua lời Phật dạy, ta đã rõ bản chất phiền lụy là sự dính mắc vào tám pháp biến đổi của thế gian. Tức là có chủ thể ý thức về thân và tâm bị dính mắc vào các pháp ấy. Chủ thể ý thức đó có những cảm thọ trên phương diện cảm giáctri giáctrực giác nhất định. Chính những cảm thọ ấy gây tạo vọng tưởng về sự hiện hữu như thực của ngã biệt (trong thế tách rời với thân thể). Do đó, không dừng dạy ở việc quán các pháp thế gian vô thường mà còn quán chiếu vào “chủ thể” cố chấp ấp ôm phiền lụyĐức Phật dạy: “Người ấy xem thọ như là tự ngã… tưởng như là tự ngã… hành như là tự ngã… thức như là tự ngã, hay là tự ngã có thức, hay là thức trong tự ngã, hay tự ngã trong thức. Rồi thức của người ấy thay đổi và biến hoại. Với sự thay đổi và biến hoại của thức, thức của người ấy bị xâm chiếm bởi sự thay đổi của thức. Phiền não và một chuỗi tâm hành tiêu cực phát sinh do sự thay đổi của thức vẫn ám ảnh tâm người ấy. Bởi vì tâm bị ám ảnh, người ấy sợ hãiđau khổ và ưu sầu; và do bởi chấp thủ, người ấy bị phiền não” [8].

Ví như người ra khơi vẫn khư khư giữ lấy quá nhiều đồ đạc vật dụng, chỉ cơn gió nhẹ cũng có thể khiến cho đắm thuyền. Nếu người ấy biết buông bỏ bớt những thứ không cần thiết và cả những thứ cần thiết nhưng chưa phù hợp, thì con thuyền có thể khinh an lướt trên mặt bể. Nhưng người ấy giữ lấy cái nghĩ “tôi”, cái nghĩ “có tôi” nên kéo theo tri nhận về thân của tôi, lợi của tôi, danh của tôi, quyền của tôi, tình của tôi,… Nói khác đi, chấp ngã biệt dẫn đến chấp ngã sở (nên gọi ngã ngã sở). Đặc tính của ngã biệt: vô minh và tham dục. Bởi hai đặc tính này, chuỗi nhân duyên đen tối sinh khởi“Này Ananda, do nhân duyên cảm thọ sinh ra khát ái, do nhân duyên khát ái sinh ra tìm cầu, do nhân duyên tìm cầu sinh ra thắng lợi, do nhân duyên thắng lợi sinh ra quyết định, do nhân duyênquyết định sinh ra tham dục, do nhân duyên tham dục sinh ra chấp thủ, do nhân duyên chấp thủsinh ra chiếm hữu, do nhân duyên chiếm hữu sinh ra keo kiệt, do nhân duyên keo kiệt sinh ra phòng thủ, và do phòng thủ phát sinh nhiều bất thiện pháp như cầm lấy cây trượng và vũ khí, xung đột, gây gổ, tranh chấp, lăng mạ, vu khống và vọng ngữ” [9].

Vòng xoáy đảo điên càng khiến cho tâm trí sa lầy trong phiền não. Chính vậy nẻo đời cứ ngập ngụa xung độtthù hằn, bạo lực, điếm trá. Hỏi sao, lấy mình làm lăng kính nhìn đời, thấy đâu cũng méo mó sai lạc! Nào ngờ, đó là bóng phản chiếu sai lạc méo mó của chính mình. Những người bị vô minh tham dục che lấp trói buộc thì bị cuốn vào phiền não không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc. Đó là lý do Đức Thế Tôn dạy vị Thánh đệ tử cần từ bỏ chấp thủ“Vị ấy không xem thọ như là tự ngã… tưởng như là tự ngã… hành như là tự ngã… thức như là tự ngã, hay là tự ngã có thức, hay là thức trong tự ngã, hay tự ngã trong thức. Rồi thức của vị ấy thay đổi và biến hoại. Mặc dù có sự thay đổi và biến hoại của thức, thức của vị ấy không bị xâm chiếm bởi sự thay đổi của thức. Phiền não là một chuỗi tâm hành tiêu cực phát sinh do sự thay đổi của thức không ám ảnhtâm vị ấy. Bởi vì tâm không bị ám ảnh, vị ấy không sợ hãiđau khổ và ưu sầu, và do bởi không chấpthủ, vị ấy không bị phiền não. Này các Tỳ kheo, như vậy là tâm không phiền não do không chấpthủ” [10].

Quán chiếu đến khi chấp thủ ngã ngã sở tiêu biến thì đồng thời vọng tưởng về ngã cũng tàn lụi. Gốc rễ bị đốn hạ thì cành nhánh tham-sân-si cũng héo rũ khô chết. Vị Thánh đệ tử sẽ được giải thoát khỏi phiền lụy, sống an vui trong đời hiện tại (ở đây và ngay lúc này).

Bên cạnh việc quán chiếuĐức Thế Tôn còn dạy bốn pháp thực hành giúp ta có được cuộc sống an vui trong hiện tại“Thành tựu nỗ lực bền bỉ, thành tựu sự bảo vệtình bạn tốt đẹp, và một cuộc sống cân bằng” [11]. Đây là những cách thực hành giúp cho cuộc sống trước mắt có được an vui. Lựa chọn cách sống phù hợp với năng lựcsở thích và điều kiện khả dĩ. Lao động và tích lũy thành quả làm việc một cách chân chínhgiao thiệp với những người có đạo đứcniềm tingiới hạnh, biết bố thí và có trí tuệ; giữ cho cuộc sống cân bằng về cả điều kiện vật chất và tinh thần (không chi tiêuquá đà, không keo kiệt quá mức; không báng bổ đức tin cũng không dị đoan cuồng tín).

Các pháp thực hành ấy có thể được thực hiện dễ dàng trong đời sống thế tục; nhưng cần có pháp tu tập để duy trì cuộc sống cân bằng an vui này. Do đó, Đức Phật dạy thêm bốn pháp thực hành giúp ta có được cuộc sống an vui trong tương lai: “thành tựu tín tâmgiới đứcbố thí và trí tuệ” [12]. Đây là những cách thực hành giúp cho người đệ tử có cuộc sống an vui lâu bền. Thành tựu tín tâmnhờ đặt niềm tin vào sự giác ngộ của Như Laithành tựu giới đức nhờ vào từ bỏ sát sanh, trộm cướp, tà dâmdối trá, rượu chè, nghiện ngập, phóng dậtthành tựu bố thí nhờ tấm lòng rộng mở hào phóng hoan hỷ trong việc chia sẻ trao tặng; thành tựu trí tuệ nhờ vào quán chiếu triệt để sinh diệt của các pháp, bản chất của các pháp, để đoạn trừ khổ đau.

Lời kết
Việc quán chiếu bản chất các pháp, chấp thủ ngã biệt cùng những dính mắc phiền não đưa vị Thánh đệ tử trở thành “người vô sự”. Dù muôn vàn sự thể nhiều như cát sông Hằng, nhiều như tất cả cây cỏ trong cõi Diêm Phù Đề thì vị Thánh đệ tử của Đức Phật vẫn là “người vô sự”; bởi không còn dính mắc vào phiền lụy, không bị vô minh cản trở và tham dục trói buộcTâm không trôi cuốn phóng dật lăn trở cùng tám pháp vô thường nên không bị ám ảnh. Vị ấy không sợ hãiđau khổ và ưu sầu.

Đời người nhộn nhịp bon chen; trong giây phút nào xao lòng, bấn loạn, vội vã, cuống quýt, sợ hãibất an liền nên trở về với chính mình ngay lúc đó. Tự biết mìnhquán niệm từ hơi thở đến việc làmvà suy nghĩan định trong sự biết về chính mình ở giây phút hiện tại. “Tôi biết thân tôi đang”, “Tôi biết tâm tôi đang”, sẽ thấy cơn “áp thấp” dần tiêu tanbiển lặng trời êm!

Chú thích:
[1] WHO (2022). World mental health report: transforming mental health for all. Geneva, Switzerland: World Health Organization, p.vi.
[2] Bhikkhu Bodhi (2016). Hợp tuyển lời Phật dạy từ kinh tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch). Hà Nội: Nxb. Hồng Đức, tr.67.
[3] Dẫn theo Lê Thành Trị (1974). Hiện tượng luận về hiện sinh. Saigon: Trung tâm Học liệu – Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, tr.256.
[4] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.67.
[5] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.67-68.
[6] Carl Gustav Jung (2007). Thăm dò tiềm thức (Vũ Đình Lưu dịch). Hà Nội: Nxb. Tri thức.
[7]  Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.69.
[8] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.70.
[9] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.73.
[10] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.71.
[11] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.185.
[12] Bhikkhu Bodhi (2016). Sđd, tr.187.

Tài liệu tham khảo:
[1] Bhikkhu Bodhi (2016). Hợp tuyển lời Phật dạy từ kinh tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch). Hà Nội: Nxb. Hồng Đức.
[2] Carl Gustav Jung (2007). Thăm dò tiềm thức (Vũ Đình Lưu dịch). Hà Nội: Nxb. Tri thức.
[3] Lê Thành Trị (1974). Hiện tượng luận về hiện sinh. Saigon: Trung tâm Học liệu – Bộ Văn hóaGiáo dục và Thanh niên.
[4] WHO (2022). World mental health report: transforming mental health for all. Geneva, 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1751)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2330)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 2040)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1824)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2397)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1989)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2124)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2302)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2619)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2642)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2137)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2631)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1934)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 2054)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2387)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2903)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1824)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1668)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1863)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1717)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2274)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2450)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2139)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1930)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1839)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 2019)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1781)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2782)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1902)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2242)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2195)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2551)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1875)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2044)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1919)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2091)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2672)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3791)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2344)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2362)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1722)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 2034)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2390)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2358)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2201)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3193)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2185)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2578)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2099)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 2031)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant