Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Học Phật, Cần Thấy Ra Sự Thật.

16 Tháng Tư 202415:36(Xem: 351)
Học Phật, Cần Thấy Ra Sự Thật.

Học Phật, Cần Thấy Ra Sự Thật.


Thích Nữ
 Hằng Như 

 
chu tieu 6

I. DẪN NHẬP

Là Phật tửchúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản hai chữ “đạo Phật” có nghĩa là con đường dẫn đến giác ngộ. Đạo là con đường. Phật là tỉnh thức, là giác ngộĐức Phật Thích Ca là một bậc đại giác ngộ. Sau khi giác ngộ Ngài đã truyền trao những gì cho chúng sanh trong suốt 45 năm dài hoằng phápcho đến khi Ngài nhập diệt tại khu rừng Sa-la thuộc vùng  Kushinagar, nước Ấn Độ.

Học Phật, chúng ta được dạy rằng mục đích của đạo Phậtlà thấy ra sự thật, mà sự thật này liên hệ đến khổ và thoát khổ. Bình thường, muốn thoát khỏi sự buồn bực, điều quan trọng đầu tiên là phải biết rõ nguyên nhân nào gây ra sự bực bội. Như cuộn chỉ bị rối, phải biết rối chỗ nào, để mình từ từ gỡ ra ở chỗ đó. “Biết” là “nền tảng của giác ngộ”. Từ từ là tính chịu đựng, lòng kiên nhẫn, không để cơn bực bộinóng nảy làm tối mù tâm trí, khiến cho cuộn chỉ mỗi lúc một rối ren thêm. Như vậy làm việc gì cũng phải có sự hiểu biết thì mới mong giải quyết được vấn đề. Muốn thoát khỏi đau khổ cũng vậy, phải biết đầu mối, nguyên nhân đau khổ là gì, không thể  chỉ ngồi một chỗ than vãn: “tại sao tôi khổ như thế này, làm sao để tôi hết khổ.... v.v....” là sẽ hết khổ!

Bài pháp đầu tiênĐức Phật giảng cho năm anh em Kiều Trần Như, là bài kinh “Tứ diệu đế”, chủ yếu bài kinh nêu lên bốn sự thật. Đó là sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, phương thức tu tậpđể hết khổ. Giác ngộ về Tứ diệu đế tức giác ngộ về khổ, giác ngộ về nguyên nhân gây ra khổ, rồi mới tu tập theo Bát chánh đạo để thoát khổ tức giải thoátBát chánh đạo là con đường tu tập theo tám ngành đưa đến giác ngộ và thoát khổ. Ngoài Bát chánh đạo, còn có nhiều pháp trợ đạo khác đưa đến giác ngộ và giải thoát như: Tứ niệm xứTứ chánh cầnTứ như ý túc,  Ngũ cănNgũ lực, Thất  giác chi... Con đường đưa đến thoát khổ có nhiều pháp như thế, nhưng chung quy cốt lõi của các pháp này nằm ở chỗ nào?

 

II. HỌC PHẬT LÀ THẤY RA SỰ THẬT

Đạo Phật dạy chúng ta rất nhiều pháp liên hệ đến khổ và thoát khổ như vừa nêu ở trên. Nhưng điểm chính yếu cần thiết nhất của những pháp học đó là cái gì? Theo lời dạy của các bậc Thầy giác ngộ, thì cốt lõi của đạo Phật đơn giản là nhận thức được sự thật về vạn pháp, mà sự thật đó dù đức Phật Thích Ca có ra đời hay không thì sự thật đó đã, đang, và sẽ hiện hữu không bao giờ thay đổi, vì nó là chân lý. Chống đối chân lý, thì con người chỉ sống trong phiền não khổ đau. Chấp nhận sự thật để tu tập theo pháp Phật dạy, thì mới có thể thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Dưới đây là những điều cốt lõi của đạo Phật mà chúng ta cần biết. Đó là:

- Tánh sinh diệtHiện tượng nào trên thế gian này cũng sinh và diệt. Không có cái gì bất biến tồn tại mãi. Thử quan sát mọi trần cảnh xung quanh chúng ta sẽ thấy không một hiện tượng nào có đời sống vĩnh cửuCon ngườithú vật, chim muông, cây cỏ đều có đời sống một thời gian nhất địnhcủa nó. Nhà cửa, xe cộ  sẽ có ngày hư hoại, cơ sở thương mại không phải lúc nào cũng thu hoạch tốt. Cái gì có lên rồi cũng có xuống, một ngày nào đó thương hiệu đang lên sẽ dần dần biến mất khỏi thương trường. Ngay cả thành phố hay một quốc gia cũng thay đổi và biến mất, thay thế vào đó là thành phố khác hay quốc gia khác vì nguyên do này hay lý do khác... Những  loài vô tình như đất đá, núi non, sông hồ.. cũng bị quy luật sinh-trụ-hoại-không chi phối. Do đời sống của con ngườichỉ trên dưới trăm năm nên không thấy được sự thay đổi của các hiện tượng có đời sống lâu dàihằng tỷ năm của vũ trụ, nhưng thực chất tất cả các pháp hữu vi đều vô thường sinh diệt như lời Đức Phật dạy.

Pháp ấn vô thường: Nhìn chung, cái gì sinh diệt thì vô thườngVô thường là không vững bềnkhông tồn tại,  luôn thay đổi. Thí dụ con người không trẻ hoài mà phải già theo thời gian, hoặc không ai khổ hoài và cũng không ai luôn luôn hạnh phúc. Căn nhà, chiếc xe hay bất cứ vật dụng gì cũng không tốt, không đẹp mãi, mà sẽ hư hao, xấu xí theo thời gian. Những hiện tượng thay đổi này gọi là vô thường. Đây là dấu ấn mà người học Phật phải nhận ra.  Nếu không nhận ra và không chấp nhận vô thường, thì  Khổ đế sẽ có mặt.

Chân lý vô ngã: Bản chất của hiện tượng thế gian không thực chất tính, mà do nhân, do duyên hợp lại mới sinh ra con người hay vạn vật, chứ không có một vật thể nào tự chúng có được, nên tất cả mọi hiện tượng thế gian đều  vô ngãCon người ta cũng vậy. Thế nhưng con người thường hayđồng hóa những yếu tố kết hợp lại đó chính là mình, tự xưng là ta, của ta hay tự ngã của ta. Rồi bám chặt lấy nó như một cá thể vững bềnThực chất cấu trúc của con người cũng như vạn vậtkhông thực thể, không bền vững, nên không thể có cái ngã trong ngũ uẩn.  Đức Phật xem cái ngã, cái tôi, chỉ là một ảo giác do tâm thức biến hiện. Người chấp ngã càng nhiều, ham muốních kỷ cho bản thân càng mạnh, thì sự phiền lụy khổ đau càng gia tăng.

Chân lý Vô Ngã là một dấu ấn quan trọng nhằm phá bỏ khái niệm “chấp ngã”.  Nếu nhìn đời qua lăng kín bởi cái tôi, cái của tôi, tự ngã của tôi,  thì sự thấy biết đó thiên lệchthành kiếnđịnh kiến, không trong sáng, không chân thật, tức không đúng với sự thật trước mặt. Vì thế chấp ngãchấp pháp là nguyên nhân ngăn cản sự giác ngộđồng thời là nơi dung chứa mọi lầm chấp, tham lamích kỷkiêu mạn đưa đến sự phiền não khổ đau, trong kinh gọi hành trạng đó là vô minh.

Tóm lạigiáo lý nhà Phật dạy vạn pháp do duyên khởi duyên sinhkhông pháp nào là tự lập, nên nó không thoát khỏi nguyên lý “vô thường, khổ, vô ngã”. Và nó cũng không thoát khỏi quy luật “sinh-trụ-hoại-diệt”. Các nội dung này chính là cốt lõi trong Phật pháp. Nếu chúng ta không giác ngộ, hay chính xác là không chấp nhận những điều này thì vấn đề giải thoát khổ đau sẽ chỉ là những ảo tưởng, bởi vì việc tu tập của chúng ta chỉ đi lòng vòng như con kiến bò trên miệng chén mà thôi!

III. KHI NÀO NHẬN RA SỰ THẬT?

Nhận xét rằng đạo Phật là đạo chỉ ra sự thật, vậy sự thật đó nằm ở đâu? Đức Phật nhấn mạnhtrong bài kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”: “Quá khứ đã đoạn tận/Tương lai thì chưa đến/Chỉ có pháp hiện tại/Tuệ quán chính là đây”. Như vậy chúng ta có câu trả lời ngay trước mắt.  Đó là sự thật không nằm ở quá khứ, không nằm ở tương lai, không nằm ở chỗ nào khác, mà sự thật ngay tại chỗ “thực tại hiện tiền”, tức cái đang là của đối tượng, trước cái thấy biết qua giác quan, ngay bây giờ và tại đây.

            Cho nên, tu hành mà mong cầu đắc quả vị này, quả vị kia ở tương lai, là chúng ta đã đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật. : “…. Chỉ có pháp hiện tại/Tuệ quán chính là đây…”  Giác ngộgiải thoát là phải ngay bây giờ chứ không hẹn ở tương lai. Giác ngộ ở tương lai nếu có là do giác ngộ ngay bây giờ mới có.

            Giác ngộ là thấy ra sự thật cái gì đang xảy ra tại đây và bây giờ, cái đó gọi là thực tạiTrạng thái tham, sân, thích, ghét... thì khác nhau, nhưng nhận ra sự thật về các trạng thái này thì bình đẳng như nhau.

            Thí dụ như bây giờ mình đang nổi sân. Mình thấy “cái đang là của sân” tức mình thấy “sự thật về sân”. Thấy rõ cơn sân xuất hiện diễn biến như thế nào, thấy rõ sự lợi hại của cơn sân.  Và khi nó chấm dứt thì tâm như thế nào. “Cái thấy” là quan trọng, chứ không phải tâm vui hay tâm buồn hoặc tâm sân hận là quan trọng. Dù cơn sân phát xuất từ bản ngã, nhưng ngay trong thực tạimình chỉ quan sát, chiêm nghiệmsoi sáng cái sân với tâm định tĩnh, không phản ứng chống đối hay chấp nhận, nghĩa là quan sát cơn sân trong tinh thần vô ngã, từ lúc cơn sân khởi sinh cho đếnkhi cơn giận nguôi ngoai và chấm dứt.  Thấy biết rõ ràng sự diễn biến của sân với tâm định tĩnh, giúp ta giác ngộ được tánh sanh diệtvô thườngvô ngã của cơn sân.

            Nếu có bản ngã xen vào tự cho cái sân đó là ta, của ta, tự ngã của ta thì ngay khi đó Khổ đếTập đế hiện diện.  Cho nên đạo Phật cốt yếu là thấy ra sự thật, chứ không phải rèn luyện, mài giũa để đạt được bất kỳ lý tưởng nào, kể cả Niết-bàn.

 

IV. “NHẬN RA RỒI PHẢI THỂ NHẬP”

Nhận ra được cốt lõi của Phật pháp, chỉ mới là bước đầu trên con đường hữu học. Nhờ nhận rađược cốt lõi của Phật pháphành giả sẽ không bị tà kiến dẫn đi lạc hướng. Hiểu rõ về giáo lýhành giả còn phải thực hành, bắt đầu từ chánh niệm thấy biết Như thật (Yathà bhùta) biết cái đang là rồi đến cái Như vậy (Tathà/Tathatà). Cả Như thật và Như vậy đều đặt trên nền tảng “ly ngôn thuyết”  tức không lời, trong kinh dùng từ “Atakkàvacara” nghĩa là ngoài phạm vi lý luận. Đây chính là cốt lõirốt ráotinh túy nhất trong những cốt lõi mà hành giả đã ngộ.

Tại sao “Atakkàvacara” được xem là cốt lõi tinh túy như vậy? Đó là vì qua trạng thái tâm Tathà (ngôn hành, ý hành và thân hành không độngĐức Phật mới đắc quả A-La-Hán vô thượng chánh giácNếu không hiểu ý nghĩa sâu sắc để thực hành, thì không làm sao kinh nghiệm được Chân nhưtức tâm Tathà. Đặc biệt là những hành giả tu thiềnGiác ngộ những cốt lõi nêu trên chưa đủ, mà hành giả cần phải thể nhập những gì đã giác ngộ...

Thí dụ như ngộ về “sinh diệtvô thườngvô ngã, không ” mà không thể nhập thì chưa thể giải thoátkhỏi khổ đau, hay ngộ được pháp “như thật, như vậy” mà không thể nhập thì không thể nào thoát khỏi luân hồi sinh tử.  Ngộ tức mới nhận ra, mới hiểu trên mặt lý thuyết, nhưng chưa thực hành để thể nhập điều nhận ra. Cho nên con đường tu Phật là khi nhận ra rồi phải thực hành thể nhậpThể nhập để chứng ngộ chuyển hóa tâm phàm tình trở thành tâm bậc thánh, để đi đến mục tiêu giác ngộ giải thoát. Cho nên tiến trình “ngộ đạo, thể nhập đạo, chứng ngộ đạo” cũng chính là cái cốt lõiquan trọng bậc nhất đối với người đang đi trên con đường học Phật tầm cầu giải thoát khỏi Tam giới

 

IV. KẾT

Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víuvới bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi, đó là điều tự nhiêncủa vạn pháp. Và sự đến đi đó, là bài học giúp cho chúng ta không bị dày vò phiền não khi nghịch cảnh đến, hoặc quá đắm chìm mê say hưởng khoái lạc, khi duyên thuận lợi đến với mình, mà phải sống trong trung đạo vừa phải. Bởi vì lời Phật dạy, được nhắc đi nhắc lại trong kinh là mọi thứ trên đời này đều “sinh diệt, vô thường, vô ngã”. Ngay cả những sắc pháp đang hiện hữu ở nơi con người như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và mọi tâm pháp bên trong như thọ, tưởng, hành, thức... cũng đều vô thườngvô ngã, không.  Muốn thoát khổ, người tu cần giác ngộ những điều này, sau đó tự mình soi sáng lại chính mình, để không vướng mắc với những yếu tố không thực thể từ bên trong hay bên ngoài thân. Luôn tự nhắc nhở ghi nhớ lời vàng ngọc quý báu của Đức Phật dạy, trước giây phút Ngài từ giả trần gian, sau tám mươi năm viếng thăm, và chỉ dạy Chân lý cho tất cả chúng sanhđang chìm đắm trong biển luân hồi đau khổ:  “... Này các Tỷ-kheo hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hãy lấy Pháp của ta làm đuốc. Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát. Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các ngươi!.. ” Hay: “... Này các Tỷ-kheo, ta nói với các Thầy. Tất cả mọi pháp hữu vi đều vô thường. Hãy nỗ lực (tu hành) để đạt mục tiêu (giải thoát) của mình.” (*)

 

                                      Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(April 04/2024)

 

(*) Kinh Đại Bát Niết Bàn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 57)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(Xem: 155)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(Xem: 216)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(Xem: 253)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(Xem: 251)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 230)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 320)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 544)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 370)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 368)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 446)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 397)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 393)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 364)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 395)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 427)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 334)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 293)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 339)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 351)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 442)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 509)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 507)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 515)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 497)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 501)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 778)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 732)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 1013)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 593)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 813)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 637)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 632)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 510)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 624)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 597)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 782)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 561)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 965)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 702)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 697)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1156)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 793)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 679)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 1057)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 645)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 762)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 752)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 724)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 736)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant