Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Từ biệt Ấn Độ

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12921)
7. Từ biệt Ấn Độ

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG IX

ẤN ĐỘ VÀ KI TÔ GIÁO

VII. TỪ BIỆT ẤN ĐỘ

Không thể kết luận về lịch sử Ấn Độ như kết luận về lịch sử Ai Cập, Babylone hoặc Assyrie được vì lịch sử Ấn Độ còn đương tiếp tục, nền văn minh đó còn đương sáng tạo nữa. Về phương diện văn hóa, Ấn nhờ tiếp xúc về tinh thần với phương Tây, đã nhận được một sinh lực mới và văn học của Ấn ngày nay cũng phong phú, có một trình độ cao như bất kỳ nước nào khác. Về phương diện tâm linh, xứ đó còn đương chống với thói mê tín, và với một thần họcđịa vị còn mạnh quá, nhưng biết đâu chừng các chất a-xít của khoa học hiện đại chẳng làm tiêu tan khá mau các thần linh thừa thãi của họ? Về phương diện chính trị, một trăm năm vừa qua đã tặng cho Ấn một sự thống nhất ít thấy trong lịch sử của họ: thống nhất một phần nhờ một chính quyền ngoại quốc, một phần nhờ một ngoại ngữ[34], nhưng thứ nhất là nhờ toàn dân đều hoài bão chung một ước vọng: được tự do. Về phương diện kinh tế, Ấn đương ra khỏi tình trạng trung cổ để bước vào đường kĩ nghệ hiện đại: sức sản xuất và thương mại đương mỗi ngày mỗi tiến bộ và trước cuối thế kỉ này chắc chắc là Ấn sẽ đứng vào hàng các cường quốc trên thế giới.

Nền văn minh Ấn không trực tiếp phát minh ra nền văn minh phương Tây chúng ta, như các nền văn minh Ai Cập và Tiểu Á [tức Babylonie, Assyrie]; những nền văn minh này mới thực là đẻ ra văn minh phương Tây; còn lịch sử Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản đã theo một trào lưu khác và bây giờ mới bắt đầu hoà vào trào lưu sinh hoạt của phương Tây mà ảnh hưởng tới chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận rằng mặc dầudãy núi Himalaya ngăn cách, chúng ta cũng đã nhận được nhiều tặng phẩm quí báu của Ấn, như môn ngữ pháp, môn luận lí, triết học và ngụ ngôn, thuật thôi miên và chơi cờ, quí báu nhất là hệ thống thập tiến và mười síp mà hiện nay chúng ta đều dùng. Nhưng không nên coi đó là phần tinh tuý nhất của tâm hồn Ấn, những cái đó chưa đáng kể gì, Ấn còn có thể tặng cho chúng ta được nhiều hơn nữa. Các đại lục càng hợp nhất với nhau nhờ các phát minh khoa học, nhờ kĩ nghệ và thương mại; sự xung đột giữa Á và Âu càng tăng lên thì chúng ta càng phải nghiên cứu văn minh Ấn kĩ lưỡng hơn và dù muốn hay không, thì cũng nên hiểu thấu đáo vài quan niệm cùng phương pháp của họ. Có lẽ, bị phương Tây xâm lăng, cướp bóc một cách vô liêm sĩ, Ấn Độ để đáp lại, sẽ dạy cho chúng ta bài học khoan hồng cao thượng, dấu hiệu của một tâm hồn già dặn; dạy cho chúng ta có một tâm hồn thanh thản, thoả mãn, dễ tiếp thu những ý mới, có một trí óc bình tĩnh hiểu được hết thảy, tha thứ cho hết thảy, sau cùng có một tấm lòng nhân từ thương yêu mọi sinh vật, chỉ tấm lòng đó mới đoàn kết mọi người với nhau được thôi.

 

[1] Trong trận Rossbach năm 1757, Pháp thua Phổ. Trong trận Waterloo (1815) Pháp thua Anh-Phổ. Vì vậy mà Pháp suy, Anh mạnh. (ND). 

[2] Thời đó người Âu gọi Ấn là Đông Ấn để phân biệt với Tây Ấn, tức châu Mĩ. (ND). 

[3] Họ mua ở Ấn với giá hai triệu đồng thì bán lại ở Anh với giá mười triệu. Cổ phần công ty tới 600.000 quan. 

[4] Cipaya là người Ấn đi lính cho Anh (hoặc Pháp). Tiếng Anh Sepoy, do tiếng Ba Tư Sipâhi là lính. (ND).

[Sepoy là lính Ấn trong quân đội Anh-Ấn. (Goldfish)].

[5] Có nghĩa là “Hội Brahma” tức “Hội những người thờ phụng Brahman, Đấng Tối Cao”.

[6] Sử gia và triết gia Anh (1773-1836) cha của kinh tế gia Stuart Mill. (ND). 

[7] Hiện nay chỉ còn khoảng 5.500 người gia nhập hội đó. Một cải cách khác, phong trào Arya-Somaj (Hội Aryan) do Swami Dyananda khởi xướng, được Lala Laipat Rah (nay đã mất) khéo điều khiển, bài xích chế độ tập cấp, đa thần giáo, sự mê tín dị đoan, sự thờ ngẫu tượng và cả Ki Tô giáo mà thuyết phục người Ấn trở về tôn giáo thời cổ trong các kinh Veda. Môn đồ hiện nay được khoảng nửa triệu. Thông thiên học nhào lẫn thần bí giáo Ấn Độ và Ki Tô giáo, do hai người đàn bà ngoại quốc – bà Blavatsky (1878) và bà Annie Besan (1893) – thành lập, truyền bá ở Ấn, trái lại, là một phong trào phát sinh do sự ảnh hưởng của Ấn giáo tới Ki Tô giáo.

[8] Cho tới khi chết, ông tin rằng Chúa Ki Tô là một vị thần, nhưng ông cũng cho rằng Phật Tổ, Khrisna và vài vị nữa là nhục thể của Đấng Thượng Đế duy nhất. Ông nói với Vivekananda rằng chính ông cũng là nhục thể của Rama và Khrisna [tên ông là Ramakhrisna]. 

[9] Tôi ghi thêm “cặp tai của Ngài” vì trong bản tiếng Anh chép là: everywhere His hands, everywhere His feet, everywhere His ears, và vì đoạn dẫn ở đầu sách cũng có mấy chữ “cặp tai của Ngài”. (Goldfish).
[10]
Đoạn này đã dẫn ở đầu sách, nhưng câu cuối khác hẳn. (ND).

[11] Tôi tạm thêm mấy chữ “vừa có tính cách thần bí”. Nguyên văn cả câu: The paintings of Abanindranath Tagore share modestly in the voluptuous mysticism and the delicate artistry that brought the poetry of his uncle to international fame. (Goldfish). 

[12] Tức thi sĩ Rabindranath Tagore. (ND). 

[13] Percy Bysshe Shelley (1792-1822) – nhà thơ Anh, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX. (theo Wikipedia). (Goldfish). 

[14] Tiếng Anh là slate, nghĩa là tấm bảng đá của học sinh, dùng phấn để viết lên. (Goldfish). 

[15] Những tập thơ chính của ông là Gitanjali (1913), Chitra (1914), Sở Bưu điện (1914), Người làm vườn (1914), Giỏ trái cây (1916), Trúc đào đỏ (1925). Muốn hiểu ông thì đọc tập Hồi kí (1917) của ông hơn là cuốn: R. Tagore, thi sĩ và nhà soạn kịch (Oxford, 1926) của E. Thompson. 

[16] Các thi sĩ Tennyson: tôi tạm thêm chữ “các”. Bản tiếng Anh chép là: Tennysonian. (Goldfish).

[17] Như những lời rất đẹp này: “Ước sao khi tôi sắp từ biệt cõi trần thì lời nói cuối cùng của tôi như sau: những cái tôi đã được thấy thật đẹp vô song”.

[18] Nghĩa là giữa thế kỉ XIX. (ND).

[19] Đảng Bảo thủ Anh không thích cải cách xã hội, muốn trả lương một cách rẻ mạt. (ND).

[20] Năm 1922 ở Bombay có tám mươi ba xưởng dệt vải dùng 180.000 thợ, tiền công nhật trung bình là ba mươi xu (không rõ là xu Mĩ, xu Anh hay xu Ấn). Trên ba mươi triệu người Ấn làm trong các kĩ nghệ, 51% là đàn bà, 4% là trẻ em dưới 14 tuổi.

[21] Những người Ấn không ăn thịt thì khứu giác của họ hoá ra mẫn nhuệ tới nỗi chỉ ngửi hơi ở miệng hoặc ở mình bốc ra của một người khác là nhận ra được liền người này có ăn thịt hay không, dù đã ăn từ hai mươi bốn giờ trước (Theo Tu viện trưởng Dubois).

[22] Năm 1913, ở Kohat, đứa con một gia đình Ấn giàu có té xuống một hồ nước. Chung quanh đó chỉ có mẹ đứa nhỏ và một tiện dân đi ngang qua. Người này xin lặn xuống vớt, người mẹ từ chối: thà để con chết chớ không chịu làm dơ hồ nước! 

[23] Năm 1915, có 15 quả phụ tái giá, năm 1925, con số đó tăng lên 2.268. 

[24] Lời đó đúng: hiện nay ở khắp thế giới chỉ có Ấn Độ, Tích LanDo Thái là có nữ Thủ TướngẤn ĐộTích Lan có trước Do Thái. (ND).

[25] Trích trong tờ New York Times số 16 năm 1930.

[26] Dĩ nhiên, không thể vở đũa cả nắm được. Có vài người, như Coomaraswamy nói một cách có ý nghĩa rằng “đã từ châu Âu quay trở về Ấn”. 

[27] Không rõ bản tiếng Pháp dịch có đúng không. Làm gì có chuyện này. (ND). [Bản tiếng Anh chép là: China followed Sun Yat Sen, took up the sword, and fell into the arms of Japan. (Goldfish)] 

[28] Bản tiếng Anh chép: From 1920 to 1935 (Từ năm 1920 đến năm 1935). (Goldfish).

[29] Làm thủ tướng tiểu quốc Porbandar. (ND). 

[30] Muốn biết thái độ kì thị chủng tộc của người Anh ở Nam Phi, xin đọc cuốn Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu của Alan Paton, Nguyễn Hiến Lê dịch, Văn học tái bản, 1995. (BT). 

[31] Theo bản tiếng Anh thì ông bị bắt vào tháng 3 năm 1922: It was just at this point (in March, 1922) that the Government determined upon his arrest. (Goldfish). 

[32] Coi cuối tiết trên. (ND). 

[33] Sau đoạn trích dẫn lời của Tagore, trong bản tiếng Anh, tác giả còn viết thêm: It was Gandhi s task to unify India; and he accomplished it. Other tasks await other men. Tạm dịch: Đó là nghĩa vụ thống nhất Ấn Độ của Gandhi, và Ngài đã hoàn thành được nghĩa vụ đó. Còn những nghĩa vụ khác thì dành cho những người khác. (Goldfish).

[34] Tức tiếng Anh tới nay vẫn còn là ngôn ngữ chính thức của Ấn. (ND).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 481)
Một buổi sáng mùa thu năm 1976, tụng xong phẩm Dược Vương bổn sự của kinh Pháp Hoa, bước xuống tầng cấp chánh điện chùa Già Lam thì tôi gặp thầy tôi, Hòa thượng Trí Thủ, chống chiếc ba toong đứng tựa người vào thành lan can của sàn nhà hóng mát thấp lè tè nối liền với bàn chờ của tầng cấp dẫn lên điện Phật.
(Xem: 824)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp tăng sinh của các Phật học viện: Báo Quốc – Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Già Lam – Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng.
(Xem: 510)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Quảng Hương Già Lam – Sài Gòn.
(Xem: 1463)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 1892)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 12396)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5234)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 27237)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 1922)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu khôngquá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không.
(Xem: 14456)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 10322)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 11700)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 16300)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 17625)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 14505)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 9649)
Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa
(Xem: 16291)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 17785)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 30935)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 22010)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 46645)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 10575)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10322)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 12114)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 21082)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 10572)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11798)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30787)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 16214)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 31336)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 13361)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38589)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 24434)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 15028)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24793)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 17709)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22841)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 29966)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 32567)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 26839)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 69907)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 25614)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 40434)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 28701)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 41140)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24154)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23090)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 33690)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 24548)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 34571)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 28480)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 32643)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 26448)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 15079)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant